Học tập đạo đức HCM

Ngành nông nghiệp Hà Tĩnh – Một năm nhìn lại

Chủ nhật - 18/02/2024 20:42
Tích cực chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung quyết liệt chỉ đạo phát triển các cây trồng vật nuôi chủ lực, đặc sản đặc trưng các sản phẩm OCOP. Năm 2023, Nông nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, phát triển toàn diện với nhiều dấu ấn quan trọng, khẳng định vai trò là “trụ đỡ” của nền kinh tế, tạo sinh kế việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người nông dân, góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Năm 2023, sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản diễn ra trong điều kiện có nhiều thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Tuy nhiên, xác định rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế, tỉnh đã tập trung chỉ đạo Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn bám sát kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp thủy sản giai đoạn 2021 – 2025. Triển khai đồng bộ, linh hoạt sáng tạo các giải pháp để biến những khó khăn thành cơ hội. Với quan điểm tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, chú trọng năng suất, chất lượng giá trị sản phẩm.
Bám sát vào chỉ đạo từ Trung ương và của tỉnh, xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đã kịp thời tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các Nghị quyết, Quyết định, chỉ thị, công điện, kế hoạch để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các địa phương, sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của bà con nông dân, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp. Nông nghiệp Hà Tĩnh đã vượt qua khó khăn, thách thức đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, thể hiện vai trò “trụ đỡ” đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, với nhiều chỉ số nổi bật. Tốc độ tăng trưởng toàn Ngành ước đạt trên 2,71% (cao hơn năm 2022 là 1,2%); tổng giá trị sản xuất đạt trên 13.900 tỷ đồng (tăng 3,2%); giá trị trên đơn vị diện tích đạt trên 97,5 triệu đồng/ha; các mục tiêu, chỉ tiêu trên các cây trồng, vật nuôi cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
h1 chu tich tinh kiem tra danh gia ns lua he thu 20231

Sản xuất lúa trong năm 2023 không chỉ giữ vững vai trò an ninh lương thực mà còn phát triển theo hướng hàng hóa. (Trong ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Lãnh đạo Sở nông nghiệp và PTNT kiểm tra, đánh giá năng suất lúa vụ Hè Thu 2023)
Trong năm qua, Ngành nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện tái cơ cấu, thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản.  Lĩnh vực trồng trọt, đáng chú ý là đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tổ chức lại sản xuất theo hướng thâm canh “1 cánh đồng, 1 giống, 1 thời vụ, 1 quy trình canh tác”, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất. Vụ Xuân, vụ Hè Thu liên tiếp được mùa, năng suất lúa xuân đạt cao nhất từ trước tới nay (59,85 tạ/ha), giá bán cao nhất trong những năm gần (tăng khoảng từ 10 - 15%), có thể nói là “một năm vừa được mùa, vừa được giá”; tổng sản lượng lương thực ước đạt  64,72 vạn tấn, tăng 4,8% so với năm 2022. Chăn nuôi kiểm soát tốt các loại dịch bệnh phát sinh, tổng sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt trên 110.900 tấn, tăng 2,6% so với năm trước. Lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục duy trì mức phát triển khá ổn định; sản lượng gỗ rừng trồng đạt trên 583.000 m3 (tăng 4,2%), tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 52,5%; tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt trên 56.268 tấn, tăng 1,9% so với năm trước và đạt 105,4% kế hoạch đề ra.
Năm 2023, thực hiện Nghị quyết 06 - NQ/TU về tập trung tích tụ ruộng đất đi vào chiều sâu, mang lại những thay đổi và hiệu quả rõ nét trên các cánh đồng, từ những mảnh ruộng nhỏ lẻ, phân tán được cơ cấu lại, dồn điền đổi thửa, tập trung, tổ chức liên kết chủ yếu qua kênh HTX, doanh nghiệp đầu chuỗi. Lũy kế đến nay, tổng diện tích phá bờ thửa nhỏ, thành thửa lớn, tập trung, tích tụ ruộng đất toàn tỉnh đạt trên 10.669,63 ha (tăng thêm trên 3.600 ha), trong đó trên 4.185,09 ha tập trung, tích tụ ruộng đất theo hình thức chuyển đổi ruộng đất; 130,534 ha cho thuê quyền sử dụng đất và 224,39 ha góp ruộng đất để thành lập THT hoặc HTX. Song song với đó, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đưa nhanh vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, an toàn, hình thành nhiều mô hình hữu cơ, tuần hoàn, liên kết chuỗi giá trị, tạo tiền đề hướng đến nông nghiệp sinh thái.
 Đến nay đã có 288 cơ sở có Giấy chứng nhận VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP, ISO… với 1.990,87 ha cây trồng các loại, 03 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, 08 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP; 25 cơ sở chế biến nông sản, thủy sản có giấy chứng nhận HACCP, ISO và hình thành 53 mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn cho hiệu quả trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và gần 200.000 m2 sản xuất cây trồng trong nhà màng, nhà lưới và ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước (Israel); triển khai cấp và quản lý 50 mã số vùng trồng với tổng diện tích gần 585 ha bao gồm các loại cây trồng như lúa, cây ăn quả, chè và các loại cây trồng khác nhằm theo dõi, kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu nông sản chủ lực, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân theo hướng hữu cơ an toàn. Ứng dụng các phần mềm, thiết bị tự động nhằm dự báo được tình hình bão lũ, giám sát cảnh báo cháy rừng, quản lý bảo vệ rừng. Chuyển đổi số, hỗ trợ người dân tiếp cận với các sàn thương mại điện tử với trên 500 gian hàng sản phẩm nông sản, OCOP.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp được tăng cường chỉ đạo thực hiện kịp thời, hiệu quả; từ công tác điều tra, dự tính, dự báo, phòng ngừa tốt sâu bệnh trên cây trồng đến công tác kiểm soát, khống chế tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý, bảo vệ rừng; triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC) với 100% tàu cá khai thác xa bờ đã lắp đặt thiết bị VMS, trên 92,5% số tàu cá đã cấp, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản theo quy định; quản lý chất lượng giống, vật tư, an toàn thực phẩm hàng hóa nông nghiệp được quyết liệt triển khai, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Công tác cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra được ngành chú trọng triển khai đồng bộ. Duy trì tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ sử dụng nước đạt chuẩn trên 64% (tăng 2,5%), tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước từ các công trình tập trung đạt trên 24,48% (tăng 2,67% so với năm 2022).
2
Sản phẩm Trầm hương Tâm Thiên Hương đạt OCOP 4 sao 
Công tác khuyến nông tiếp tục được tập trung chỉ đạo thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực từ hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, trong năm đã có nhiều mô nhiều mô hình trình diễn giống mới, liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với các HTX, doanh nghiệp phát huy hiệu quả. Các mô hình sản xuất được triển khai chú trọng ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, như: Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ; khắc phục tình trạng suy thoái cam Khe Mây, huyện Hương khê và cam bù, huyện Hương Sơn; quản lý dịch hại tổng hợp trên cây Chè gắn với cấp mã vùng trồng; quản lý dịch hại tổng hợp trên cây Lúa; sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn hữu cơ; mô hình chăn nuôi ong nội lấy mật; chăn nuôi lợn thịt theo hướng tuần hoàn, đạt tiêu chuẩn VietGAHP; nuôi cá chim vây vàng đạt tiêu chuẩn VietGAP, liên kết tiêu thụ sản phẩm; Nuôi lươn không bùn đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2023, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh xác định tiếp tục cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu và nội dung định hướng về phát triển nông nghiệp sinh thái; chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp về cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực; lấy thị trường, khoa học công nghệ và liên kết với doanh nghiệp thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác là động lực để điểu chỉnh kế hoạch, đề án, phương án sản xuất, cơ cấu mùa vụ phù hợp.
Mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, tốc tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 2,5%; tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) đạt trên 14.300 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích trên 100 triệu đồng/ha; sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 113.785 tấn; tổng sản lượng thủy sản đạt 58.697 tấn; tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì ổn định trên 52,5%; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đạt trên 70%.           Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch 5 năm 2021-2025. Bên cạnh thuận lợi, tình hình kinh tế - xã hội đang phục hồi, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đà phát triển và được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát, ưu tiên nguồn lực cho thực hiện các cơ chế, chính sách, cùng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số tạo ra động lực thúc đẩy thay đổi trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, toàn ngành nêu cao quyết tâm, phát huy thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra./.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay36,573
  • Tháng hiện tại728,452
  • Tổng lượt truy cập88,083,522
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây