Học tập đạo đức HCM

Nuôi chồn hương quy mô lớn ở thành phố Hà Tĩnh

Thứ hai - 01/04/2024 04:10
Sau gần 1 năm triển khai mô hình nuôi chồn hương tại phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, đến thời điểm này trang trại đã nhân tổng đàn từ 70 con lên đạt 136 con, dự kiến tháng 7 tới sẽ cung ứng 10 cặp chồn giống baby cho khách hàng.
Chồn hương là một loài động vật hoang dã, các tập tính của loài thú này như ăn uống, phòng bệnh... sẽ gặp khó nếu không biết cách chăm sóc, phòng bệnh. Tuy nhiên mô hình nuôi chồn hương ở các tỉnh thành cũng dần hình thành bởi nếu gây nuôi thành công sẽ mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ gia đình. Cơ cơ sở nuôi chồn hương của anh Trần Thanh Tiệp, ở tổ dân phố 8, phường Đại Nài là một ví dụ về trang trại chăn nuôi động vật rừng hiệu quả, quy mô lớn nhất tại TP Hà Tĩnh.
hinh 1
Trang trại chăn nuôi chồn hương của anh Trần Thanh Tiệp
Anh Tiệp chia sẻ: Nhận thấy chồn hương là loài vật nuôi đem lại lợi nhuận kinh tế cao, thị trường tiêu thụ khá thuận lợi nên sau một thời gian đi học tập kinh nghiệm các mô hình nuôi chồn từ Bắc vào Nam, đầu năm 2023, tôi đã mạnh dạn đăng ký với cơ quan chức năng để được phép nuôi. Sau khi được cấp phép, tôi đã đầu tư hơn 3,3 tỷ đồng xây dựng chuồng trại trên diện tích hơn 300 m2, thả 70 con chồn hương giống. Từ đó đến nay, chồn sinh trưởng phát triển tốt, thích nghi với môi trường, khí hậu ở Hà Tĩnh.   
Theo anh Tiệp cho biết thì nuôi chồn hương chí phí lớn nhất là con giống, rồi đến đầu tư chuồng trại, còn về nguồn thức ăn không quá tốn kém, vì có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như chuối, thịt gà, cá...; giá bán chồn hương cao và không tốn nhiều thời gian chăm sóc nên người nuôi sớm thu hồi được vốn và cho lãi cao.
Tại trang trại nuôi chồn của anh Tiệp, chuồng nuôi được thiết kế dạng lồng sắt, cao khoảng 70 cm, rộng  khoảng 1 m2 tuy vòa số lượng nuôi nhốt. Lồng sắt được bố trí trên giá đỡ cách nền từ 0,5-0,6m để đảm bảo thông thoáng, chống ẩm thấp và tiện cho việc vệ sinh chuồng trại. Chuồng được phân chia thành các khu riêng biệt: khu nuôi cá thể, khu nuôi các cặp chồn đực và chồn cái sinh sản, khu nuôi chồn sơ sinh,... Tùy vào từng giai đoạn phát triển, anh Tiệp sẽ nhốt chồn trong lồng theo tỷ lệ 1-2 hoặc nhiều con.
 “Sau gần 1 năm chăn nuôi chúng tôi cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và đang cố gắng cho chồn sinh sản. Trong tổng số 70 con, có 20 con đực và 50 con cái. Nhờ được chăm sóc tốt nên sau gần 1 năm nuôi, đã nhân số lượng lên 136 con, dự kiến tháng 7 này cấp cho bà con thành phố và vùng lân cận 10 cặp chồng giống baby. Hiện tại, 1 cặp chồn baby bán với giá 10 – 12 triệu, chồn đực chiến 30 triệu/con, chồn cái sinh sản 15 – 20 triệu/ con.”. anh Tiệp cho biết thêm.
hinh 2
Anh Tiệp đang chăm sóc chồn hương
Cũng theo kinh nghiệm nuôi chồn hương của anh Tiệp, cái khó nhất trong nuôi chồn hương là khi bị ốm sẽ không có thuốc điều trị. Do đó, khâu quan trọng nhất là hệ thống chuồng trại phải đảm bảo thoáng, môi trường trong lành, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và luôn sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời rọi thẳng trực tiếp. Người nuôi chồn phải am hiểu được đặc tính của loài mới thành công được.
Khoảng 10 năm trở lại đây, người dân Hà Tĩnh cũng đã mạnh dạn đầu tư, học tập kỹ thuật để nuôi nhốt loài thú này tại các trang trại, hộ gia đình. Quá trình nuôi cho thấy, giá trị kinh tế chồn hương đem lại cực kỳ lớn. Việc nuôi thành công loài thú hoang dã này còn mở ra hướng đi mới trong việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi của thành phố Hà Tĩnh theo hướng an toàn dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao giá trị kinh tế từ các giống vật nuôi mới.
z5307264592906 ae2b278d919e9fa35fb8c52f8143b856
Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật chồn hương phát triển tốt
Ông Trần Trọng Dũng, Bí thư Đảng ủy phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh cho hay: “Hiện nay nhu cầu chồn rất lớn, còn thức ăn của chồn trên địa bàn phường rất đa dạng, dồi dào, từ trứng gà, cá, chuối bà con đều cung ứng được và an toàn. Quỹ đất phát triển mô hình trên địa bàn phường còn khá nhiều. Thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động bà con trên địa bàn đến tham quan, học hỏi, đăng ký cấp phép nuôi nếu có nhu cầu; từng bước nhân rộng mô hình trên địa bàn, góp phần đa dạng vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân.”.
                                                                                  Nguyễn Hoàn - Trung tâm Khuyến Nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập468
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm465
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại223,634
  • Tổng lượt truy cập90,287,027
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây