Học tập đạo đức HCM

Hương Sơn: Khoai mài được mùa, được giá 300.000 đồng/củ 6 kg

Thứ tư - 08/04/2020 21:20
Sau hơn 10 năm, đưa cây khoai mài từ rừng về vườn nhà thành công, năm 2020, khoai mài Hương Sơn được mùa, được giá.

Ông Nguyễn Thái Hiệp, thôn 7, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), cho biết, năm 1999, ông là người đầu tiên thử nghiệm đưa cây khoai mài từ rừng sâu, về trồng ở vườn nhà. Tuy nhiên, phải đến năm 2017, mới thành công như ngày nay.

Ông Hiệp bên củ khoai mài, dự kiến 6 kg, 300.000 đồng
    

Buổi đầu, đưa cây khoai mài về vườn nhà, ông Hiệp trồng trên 2 ha đất đồi trọc. Sau nhiều năm thử nghiệm, mày mò, tìm cách trồng phù hợp, ông đã rút ra kinh nghiệm, ở trong rừng, chủ yếu là bụi rậm, thiếu ánh sáng, nên cây khoai  phát triển chậm. 
 

Nay, trồng trên đồi, cây được quang hợp tốt, lớn nhanh, củ to, chất lượng tốt. Khoai mài, dễ tính, dễ trồng, nhưng phải “thuận thiên”, nghĩa là phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu. Ví như, năm 2018, khoai mài đào trong rừng về cũng hỏng, ở vườn nhà cũng hỏng (chỉ đạt 40 – 50%).
 

Thắng lợi nhất là năm 2017, củ đẹp, chất lượng tốt, có gia đình thu được củ khoai dài gần 2 m. Đây cũng là năm, cây khoai mài Hương Sơn bắt đầu “trình làng” với bà con cả nước, khách hàng chủ yếu ở các địa phương trong vùng và chuyển đi T.p Hồ Chí Minh, Hà Nội.
 

Theo đó, khoai mài trồng 1 năm mới có thu hoạch, hiện, ông Hiệp đã thu được khoảng 0,5ha, tương đương 2,5 tấn, với giá bán bình quân 50.000 đồng/kg tại vườn.
 

“Đồng thời, sau nhiều năm chú tâm nghiên cứu, mày mò, gia đình đã tìm ra bí quyết, có khách mua đến đâu, sẽ thu hoạch đến đó, không thu hoạch trước (nếu cứ để dài ngày trong lòng đất, khoai mài vẫn không bị hỏng).
 

Chúng tôi có “mẹo” riêng, để không cho cây tái mọc lại, nhưng củ vẫn bình yên trong lòng đất. Được biết, thời gian “cư ngụ” trong lòng đất của khoai mài có thể từ đầu năm nay đến đầu năm sau, như khi nó ở trong rừng, chưa có ai đào” – ông Hiệp cho biết thêm.

Theo Dương An Như/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập651
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại51,793
  • Tổng lượt truy cập88,730,127
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây