Học tập đạo đức HCM

KỲ ANH 185 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Thứ bảy - 19/06/2021 09:04
Ôn lại truyền thống lịch sử vẽ vang huyện Kỳ Anh 185 năm hình thành và phát triển (1836-2021)

Suốt chiều dài lịch sử, Kỳ Anh là vùng đất xa xôi, “phên dậu” của nước Đại Việt. Nơi đây có nhiều “Di chỉ” lưu dấu của người Việt cổ cách đây hàng ngàn năm; thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh giặc dã triền miên; nhưng Kỳ Anh có phong cảnh đẹp, rừng vàng, biển bạc, đồng ruộng phì nhiêu; Người dân Kỳ Anh chịu thương, chịu khó, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh với thiên tai, giặc ngoại xâm, thuỷ chung trong cuộc sống. Trong quá trình sinh tụ, xây dựng cơ đồ, an cư lập nghiệp; cuộc sống người dân nơi đây luôn phải chống chọi với thiên tai, địch họa, nhằm hạn chế và khắc phục sự tàn phá của gió bão, triều cường, hạn hán, chiến tranh, để sinh tồn và tạo dựng nên một vùng quê tươi đẹp có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Thời cổ đại, dân cư Kỳ Anh vẫn còn thưa thớt, ở một vùng nhiều thiên tai, địch họa, dân tình đói kém. Thời Hùng Vương cư dân nơi đây ngoài việc trồng lúa, còn biết phơi nước biển để lấy muối, biết săn bắn thú rừng, biết làm thuyền ra khơi đánh cá, biết buôn bán, trao đổi hàng hóa, dựng lên xóm làng đông vui, nhộn nhịp. Thời tiền Lê, năm 981, vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đưa quân đánh đuổi người Chiêm, thu vùng đất này về Đại Việt. Thời Lý, lập trại Định Phiên ở nam Châu Hoan, rồi đổi Châu Hoan thành Châu Nghệ An, sau đổi thành Phủ Nghệ An. Kỳ Anh lần lượt thuộc Châu Thạch Hà, Châu Nghệ An, Phủ Nghệ An. Đến thời Trần, lập trại Định Phiên lại đổi thành châu Nhật Nam. Thời Lê, Lê Thánh Tông nhập châu, huyện thành các Thừa Tuyên. Kỳ Anh thuộc Phủ Hà Hoa gồm 2 huyện Thạch Hà và Kỳ Hoa. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) nhà vua ra sắc dụ chia huyện Kỳ Hoa thành 2 huyện đó là: Huyện Kỳ Hoa và huyện Hoa Xuyên, vùng đất Kỳ Anh được hình thành và phân định từ đây. Sau khi thành lập được 5 năm, năm Thiệu Trị thứ nhất 1841 vua ban sắc dụ đổi tên huyện Kỳ Hoa thành huyện Kỳ Anh, tên huyện Kỳ Anh có từ bây giờ. Khi đất nước có chiến tranh, người dân Kỳ Anh đoàn kết cùng nhau để bảo vệ vùng địa linh nhân kiệt này. Tiêu biểu trong phong trào Duy tân - Đông du, như: Mai Lão Bạng (Quảng Ích - Kỳ Khang); Lê Bá Cảnh (Mỹ Lũ - Kỳ Văn); Nguyễn Văn Cung (Long Trì - Kỳ Phú); Nguyễn Trọng Bình (Yên Hạ - Kỳ Tiến); Tiêu biểu trong phong trào Cần vương, như: Đội quân của Dương Xuân Ôn (Như Nhật - Kỳ Xuân); Trần Công Thưởng (Long Trì - Kỳ Phú); Hồ Du (Sơn Luật - Kỳ Thọ); Nguyễn Văn Bỉnh (Quyền Hành - Kỳ Trinh); Lê Nhất Hoàn (Mỹ Lũ - Kỳ Văn); Nguyễn Tiến Thước (Hữu Lạc - Kỳ Bắc); Võ Phát (Đan Du - Kỳ Thư) các nghĩa quân đã tham gia nhiều trận đánh làm cho quân địch bị thất bại, tất cả đã viết lên khúc khải hoàn Kỳ Anh anh hùng.

Hoành sơn quan xưa

Truyền thống Văn hóa của Kỳ Anh được phát huy và lưu giữ nhiều đời, những làn điệu dân ca ví, giặm ân tình của O Nhẫn làng Đan Du, những làn điệu hát trò, hát chèo mượt mà đằm thắm, những câu ca trù tài hoa uyên bác, điệu múa hát Sắc bùa trong dịp đón xuân, với các nghệ nhân được sổ sách ghi danh như: Anh Nhàn, O Loan, O Nộ, O Thuyn, và người được mệnh danh tài hát ví đối đáp là O Nhẫn ở làng Đan Du…

Kỳ Anh là vùng đất học, từ đời Lê - Mạc đã có người đỗ Bảng nhãn đó là Lê Quảng Chí; có 2 người đỗ tiến sĩ, đó là Lê Quảng Ý và Phùng Trí Tri. Đến đời nhà Nguyễn, Kỳ Anh tiếp tục có nhiều người đổ đạt cao, nhiều dòng họ học hành, thi cử nổi tiếng, như họ Lê ở Mỹ Lũ (Kỳ Văn), Họ Nguyễn ở Phú Thượng, họ Trần ở Long Trì (Kỳ Phú)…

Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập; Cuối tháng 3 năm 1930, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh được thành lập; Ngày 15/6/1930 tại đền Phương Giai xã Kỳ Bắc Đảng bộ huyện Kỳ Anh được thành lập. Hội nghị đã cử Ban Huyện ủy lâm thời gồm 7 người, do đồng chí Nguyễn Tiến Liên làm Bí thư. Với sự ra đời của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, các phong trào đấu tranh ở đây bắt đầu phát triển mạnh. Ngày 09 tháng 9 năm 1930, hơn 3000 người rầm rập tiến về huyện lỵ, làm cho bọn Tri huyện Lê Đức Trinh và bọn thừa phái phải kiếm đường tháo chạy. Sau cuộc biểu tình, mở ra bước ngoạt lịch sử vô cùng quan trọng thời kỳ mới của phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và một tổn thất to lớn cho Đảng bộ 34 đồng chí bị bắt, nhiều đồng chí bị kết án tù. Đồng chí Nguyễn Trọng Bình Uỷ viên BCH Đảng bộ huyện. Người tổng chỉ huy cuộc biểu tình ngày 09/9/1930 bị kết án tử hình bên thành huyện lỵ ngày 02/01/1931

Ngày 18/8/1945, hàng ngàn người dân Kỳ Anh kéo về vây kín huyện đường, Cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Mùa thu tháng Tám năm 1945, Cách mạng đã thành công. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1965, Đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, mọi hoạt động chuyển sang thời chiến, Kỳ Anh lại tiếp tục tăng cường tiềm lực, chi viện tiền tuyến, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Kỳ Anh vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến, nhiều tên đất, tên làng nơi đây đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Tiểu đội du kích Kỳ Phương bắn máy bay Mỹ

Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương suốt 180 ngày đêm chiến đấu liên tục, đánh 170 trận lớn nhỏ, độc lập bắn rơi 3 máy bay Mỹ; Đội lão dân quân Kỳ Tiến, ngày 19/3/1968 đánh trả 6 máy bay phản lực trên bầu trời và cả đạn pháo hạm đội từ biển bắn vào, ngày hôm đó các cụ đã bắn rơi 01 máy bay phản lực của Mỹ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng vũ trang và nhân dân Kỳ Anh đã bắn rơi 21 máy bay, bắn cháy 15 tàu chiến. Ghi nhân chiến công, Trạm cảnh sát bảo vệ giao thông; Đồn biên phòng 112, Công an vũ trang; Đội dân quân gái Kỳ Phương; dân quân du kích xã Kỳ Tân và 17 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Lộc, Anh hùng Trương Xuân Hoà, Phan Công Nam, Nguyễn Công Trường, Đặng Đình Ghí, Vương Đình Nhỏ; 162 Mẹ Việt Nam anh hùng; 3014 liệt sỹ; 5800 thương, bệnh binh và hàng ngàn gia đình chính sách;   (còn nữa)

 

Văn Mạnh
http://kyanh.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm311
  • Hôm nay45,763
  • Tháng hiện tại821,041
  • Tổng lượt truy cập91,994,770
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây