Học tập đạo đức HCM

Sức sống ví - giặm trên quê hương Thạch Hà

Thứ tư - 01/06/2016 03:27
Dân ca, ví - giặm là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ Nghệ. Ngày 27/11/2014, tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Dân ca, Ví - Giặm Nghệ Tĩnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Nhằm bảo tồn, giữ gìn, phát huy một cách có chọn lọc và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, huyện Thạch Hà đang đẩy mạnh các giải pháp, huy động nguồn lực đưa dân ca, ví - giặm vào đời sống tinh thần của người dân. Trong đó, tập trung tuyên truyền, quảng bá về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của dân ca, ví - giặm; tạo điều kiện để các câu lạc bộ, các nghệ nhân phát huyvai trò nòng cốt trong công tác bảo tồn; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể dân ca, ví - giặm; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi chuyên đề, lồng ghép nội dung về dân ca, ví - giặm trên địa bàn,… Hiện nay, toàn huyện có 31 câu lạc bộ dân ca, ví - giặm và 04 nghệ nhân. Trong đó, câu lạc bộ dân ca, ví - giặm tại các xã: Thạch Tân, Thạch Long, Phù Việt và thị trấn Thạch Hà đã và đang phát huy hiệu quả, là hạt nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân ca, ví - giặm.

Về với xã Thạch Long, gặp gỡ những người hơn ba năm sinh hoạt, gắn bó trong Câu lạc bộ Dân ca, ví - giặm Nghệ Tĩnh của xã mới thấy được tình yêu ví - giặm của quê hương đậm đà, tình nghĩa biết bao. Các thành viên trong Câu lạc bộ đã cùng nhau gắn kết trong niềm đam mê ví - giặm. Cùng bàn luận, sáng tác và hát với nhau những câu ví, lời giặm ngọt ngào, sâu lắng của quê hương, giãi bày xúc cảm. Từ những hội diễn được dàn dựng công phu trên sân khấu cho đến những buổi sinh hoạt, giao lưu đối đáp dân giã của Câu lạc bộ luôn được bà con nhân dân xã nhà yêu mến. Những làn điệu dân ca, ví, giặm cũng chính là những khúc tâm tình làm nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của người dân nơi đây.

Thị trấn Thạch Hà cũng đang nỗ lực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm góp phần hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy các giá trị dân ca, ví - giặm, trong đó chú trọng tuyên truyền, quảng bá và giao lưu dân ca, ví - giặm dưới nhiều hình thức; tạo điều kiện để câu lạc bộ dân ca, ví - giặm của Thị trấn ra mắt và hoạt động một cách có hiệu quả; tăng cường sưu tầm, sáng tác và tập luyện các làn điệu dân ca, ví - giặm, khuyến khích các hoạt động lồng ghép sinh hoạt hay diễn xướng dân ca, ví - giặm và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thiết thực đưa dân ca, ví - giặm vào đời sống nhân dân; luôn coi trọng công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có năng khiếu hát dân ca, ví - giặm làm hạt nhân để xây dựng một nền tảng văn hóa dân gian mang đậm bản sắc quê hương. Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, phong trào văn hóa, văn nghệ ngày càng thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực.

 
                             Đưa dân ca, ví - giặm vào trường học  

Nhiều trường học tại huyện Thạch Hà đã mạnh dạn đưa dân ca, ví - giặm Nghệ Tĩnh vào các chương trình, hoạt động của giáo viên và học sinh. Những tiết học âm nhạc, những hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đội lý thú về dân ca, ví - giặm đã mang đến những giá trị văn hóa thiết thực, bổ ích cho học sinh. Bởi chất chứa trong những câu ví, lời giặm là những ý thức thẩm mỹ, đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế, thái độ đối với cái thiện, cái ác, hay những nỗi niềm nhân thế được gieo vần, cách điệu trong từng âm tiết, làn điệu gần gũi, thân thương và tinh tế. Từ đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho các em. Nhờ vậy, nhiều tài năng âm nhạc đã được phát hiện, ươm mầm, nhiều làn điệu dân ca, ví - giặm đang tiếp tục được lưu truyền từ chính thế hệ trẻ để góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy truyền thống và giá trị văn hóa của quê hương.

Thạch Hà là một trong những địa phương có bề dày về truyền thống văn hóa, văn nghệ và cũng là một trong những miền ví - giặm của xứ Nghệ đang kế thừa, lưu giữ những làn điệu dân ca quý giá như: Giặm Thạch Hà, hò Thạch Khê (xã Thạch Khê), ví phường Đan (xã Thạch Long), ví phường Nón (xã Phù Việt)...  Nơi đây, dân ca, ví - giặm luôn được coi là thế mạnh làm nên nhiều thành tích trong các hội thi, hội diễn, các kỳ liên hoan toàn tỉnh. Nhiều tiết mục dân ca, ví, giặm Nghệ Tĩnh được các câu lạc bộ dàn dựng công phu, độc đáo thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống con người, quê hương, gắn với các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới không chỉ đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, hội thi của tỉnh mà còn được đông đảo các tầng lớp nhân dân yêu thích. Nhiều làn điệu dân ca được cải biên, sáng tác mang âm hưởng hiện đại đã góp phần truyền tải những thông điệp ý nghĩa, thiết thực nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách và nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình mới như: tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư,…

Những làn điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng bên cánh võng đong đưa đến những khúc hát tâm tình đôi lứa đã nuôi lớn và đồng hành cùng bao thế hệ người con Thạch Hà. Đó cũng chính là những giá trị tốt đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại đang tiếp tục được cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Thạch Hà nỗ lực bảo tồn, phát huy bằng nhiều hoạt động thiết thực mang ý nghĩa sâu sắc. Qua đó, góp phần đưa di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trường tồn cùng đời sống nhân dân.

Bùi Thị Thúy Hằng
http://hatinh.dcs.vn/

 Tags: văn hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm170
  • Hôm nay17,017
  • Tháng hiện tại260,773
  • Tổng lượt truy cập90,324,166
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây