Học tập đạo đức HCM

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Thạch Hà

Thứ tư - 06/10/2021 02:18
Xác định phát triển làng nghề truyền thống của địa phương là phát huy tối đa nội lực của nhân dân, nhằm tạo việc làm tại chỗ gắn với các phong tục tập quán, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong những năm qua, huyện Thạch Hà đã chú trọng công tác phát triển làng nghề và đạt được nhiều kết quả tích cực. Các làng nghề truyền thống tiếp tục được phát triển tương đối đa dạng, ổn định, có thị trường tiêu thụ tốt, tạo việc làm, thu hút nhân lực, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nghề nón lá tại thôn Thống Nhất, xã Việt Tiến tiếp tục được duy trì phát triển đã thu hút nhiều tầng lớp lao động tham gia

Nghề làm nón tại thôn Thống Nhất, xã Việt Tiến đã hình thành hàng trăm nay, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ. Trước đây, đã có gần 300 hộ làm nghề nón lá, thì nay chỉ còn 54 hộ với 136 lao động. Để tìm duy trì bảo tồn nghề làm nón lá, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển làng nghề. Bên cạnh đó, chính bản thân người làm nghề cũng đã có những thay đổi về mẫu mã sản phẩm, đồng thời tích cực quảng bá thương hiệụ.

Ông Nguyễn Văn Hướng, Chủ tịch UBND xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà cho hay: “ nghề làm nón vừa là truyền thống của quê hương, vừa là nét đẹp văn hóa. Thời gian tới, xã sẽ tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia, đồng thời chú trọng  khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp hơn với thị hiếu người dùng. Cùng với đó là hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị ở các công đoạn chuẩn bị nguyên liệu để tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất”.

Cũng giống với nghề làm nón lá ở xã Việt Tiến,  nghề mây tre đan thôn Phú Quý,  xã Thạch Liên huyện Thạch Hà đã được hình thành cả trăm năm nay. Đối với nghề mây tre đan này có được ưu điểm là từ người già, người khuyết tật, đến em nhỏ đều có thể làm nghề. Trước đây, khi sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu thì nghề mây tre đan là nghề cho thu nhập chính của các hộ trong thôn. Tuy nhiên, hiện nay ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng, thu nhập của người dân khá lên, nghề mây tre đan trở thành nghề phụ. Lao động chính đi làm ăn ở các địa phương khác, còn lại lao động phụ tranh thủ lúc lúc nông nhàn duy trì đan lát, kiếm thêm thu nhập từ 3-4 triệu đồng mỗi tháng.

Sau những ngày làm mùa bận rộn, gia đình Chị Nguyễn Thị Lý ở Thôn Phú Quý (xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà) quay trở lại với công việc quen thuộc với nghề mây tre đan. Theo chị Lý, tranh thủ thời gian nhàn rỗi, mỗi ngày chị đan được 20 tấm, tính ra cũng có thu nhập140 nghìn đồng cũng đủ để trang trải chi tiêu và con cái học hành.  

Với mục tiêu khôi phục và  phát triển làng nghề mây tre đan một cách bền vững, gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. năm 2016 một số hộ dân ở thôn Phú Quý xã Thạch Liên đã góp vốn thành lập HTX mây tre đan Hoàng Phương.

Ông Nguyễn Văn Tý - Giám đốc HTX Mây tre đan Hoàng Phương, xã Thạch Liên, Thạch Hà cho biết: HTX đã đầu tư gần 500 triệu đồng để mua máy chẻ nứa, chẻ luồng, máy vót nan, máy cắt… nhằm hỗ trợ các công đoạn cung cấp nguyên liệu ổn định cho các hộ sản xuất. Từ khi thành lập đến nay, HTX hoạt động khá hiệu quả, là đầu mối cung ứng nguyên vật liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Mong muốn của HTX là được mở rộng cơ sở sản xuất với máy móc hiện đại hơn để tăng năng suất lao động từ đó đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hiện nay, nghề mây tre đan tại thôn Phú Quý xã Thạch Liên đã có 43 hộ gia đình với 131 lao động tham gia, mỗi năm sản xuất được 225.000 sản phẩm phên tre, có doanh thu trên 4,7 tỷ đồng, lãi trên 2,1 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ gia đình cho nhập 4-5 triệu đồng/tháng.

Với những kết đạt được, năm nay, huyện Thạch Hà đang đề nghị UBND tỉnh xét công nhận làng nghề làm nón tại thôn Thống Nhất, xã Việt Tiến và làng nghề mây tre đan Thạch Liên và  là 2 làng nghề truyền thống của tỉnh, nhằm phát triển làng nghề gắn với thu hút và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân; đồng thời gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương thông qua các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, cũng như bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Đoàn các sở ngành đến kiểm tra làng nghề mây tre đan tại xã Thạch Liên

Được biết, huyện Thạch Hà hiện có 10 làng nghề và làng nghề truyền thống, đó là: nón lá  xã Việt Tiến, đan lát xã Thạch Long, mây tre đan xã Thạch Liên, làm trống xã Thạch Hội, nước mắm Hoa Khôi xã Thạch Hải, đúc đồng xã Thạch Lâm, nghề nề Đình Hòe xã Đỉnh Bàn, bún bánh thị trấn Thạch Hà, đóng thuyền xã Thạch Long và làm muối xã Thạch Bàn. Trong thời gian tới, huyện xác định tiếp tục quan tâm duy trì, phát triển làng nghề truyền thống, phấn đấu có thêm các làng nghề tiềm năng để được công nhận.

“Ngoài 2 làng nghề (nghề nề Đình Hòe xã Đỉnh Bàn và làng nghề đan lát xã Thạch Long) được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm ngoái, năm nay, UBND huyện tiếp tục đề nghị UBND tỉnh công nhận làng nghề nón lá Việt Tiến và mây tre đan xã Thạch Liên là làng nghề truyền thống. Vừa qua Hội đồng thẩm định công nhận làng nghề truyền thống của tỉnh đã tiến hành kiểm tra thẩm định làng nghề nón lá tại thôn Thống Nhất xã Việt Tiến và làng nghề mây tre đan ở thôn Phú Quý xã Thạch Liên.Sau khi đi kiểm tra thực tế sản xuất của 2 làng nghề nói trên, các thành viên Hội đồng thẩm định cho rằng cả 2 Làng nghề cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chí để công nhận làng nghề truyền thống”. Bà Huỳnh Thị Ánh Diệu - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thạch Hà thông tin.

Hy vọng, với những sự quan tâm đầu tư và có lộ trình cụ thể của các cấp chính quyền và ngành chuyên môn, làng nghề truyền thống ở Thạch Hà sẽ phát huy được những lợi thế riêng có để đứng vững trước áp lực của thị trường. Phát triển làng nghề không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội mà còn chính là cách để giữ gìn, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú bản sắc cho mỗi vùng quê./.

 

Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập426
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm425
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,251
  • Tổng lượt truy cập90,284,644
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây