Học tập đạo đức HCM

Thạch Hà: Tập trung nhiều giải pháp phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Chủ nhật - 28/03/2021 22:24
Thạch Hà là địa phương có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển sản xuất thủy sản. Trong nhưng năm gần đây Thạch Hà đã khai thác hiệu quả tiềm năng ngành thủy sản, ứng dụng khoa học công nghệ tạo bước phát triển mới, nhất là nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm trên cát, nuôi cá lồng bè. Nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trong ao đất có lót bạt hoặc vổ bờ bằng xi măng là hình thức khá phổ biến trong vùng, diện tích tăng nhanh đến nay có trên 150 ha; tập trung ở các xã Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Tượng Sơn, Thạch Trị, Thạch Lạc; năng suất bình quân đạt 6 - 8 tấn/ha, giá trị thu nhập từ 800 - 1.000 triệu đồng/ha, đóng góp lớn cho tổng sản lượng thủy sản chung của huyện và toàn tỉnh nói chung.
Thạch Hà: Tập trung nhiều giải pháp phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Năm 2020, trong tình hình nhiều bất lợi, dịch Covid 19 gây khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; thời tiết diễn biến phức tạp, trận lụt lịch sử tháng 10 và cuối năm rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng không nhỏ cho người sản xuất. Tuy nhiên, với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, ngành chuyên môn cùng với sự quyết tâm, nổ lực cao của bà con ngư dân, các cơ sở trong hoạt động khai thác và nuôi trồng nên năm 2020, trên lĩnh vực thủy sản đạt một số kết quả khá. Tổng số tàu cá có chiều dài 6m trở lên toàn huyện là  655 chiếc, trong đó đội tàu cá có chiều dài 15m trở lên được phép hoạt động vùng khơi là 5 chiếc, tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới 15m khai thác vùng lộng là 28 chiếc, tàu cá có chiều dài từ 6m đến dưới 12m hoạt động ven bờ là 622 chiếc.  Tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt: 4.050tấn, đạt 109,4 % kế hoạch. Các sản phẩm khai thác thủy sản chủ yếu là: Cá các loại, ruốc, mực, tôm, ốc biển, sứa,.. (các xã vũng bãi ngang được mùa Sứa, sản lượng khai thác trên 1.100 tấn). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 1.120,65ha đạt: 104,4 % so với kế hoạch bằng 106,7 % so với năm 2019, sản lượng nuôi trồng 2.240 tấn.

 Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, năm 2021Thạch Hà đã chủ động triển khai đề án sản xuất thủy sản với các chỉ tiêu và tập trung nhiều giải pháp phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản:

* Các chỉ tiêu thực hiện

          - Tổng sản lượng Thủy sản: 6.600 tấn, trong đó sản lương khai thác 3.800 tấn, sản lượng nuôi trồng 2.800 tấn.

          - Tổng diện tích NTTS: 1.124 ha, trong đó:

          + Nuôi thủy sản mặn lợ: 413ha (Nuôi Tôm thâm canh, BTC: 210,8 ha; Nuôi Tôm xen cua, cá nước lợ: 65,5 ha và nuôi nhuyễn thể: 132ha).

          + Nuôi thủy sản nước ngọt: 711ha

+ Nuôi cá lồng bè trên sông: 7.749m3.

* Nhiệm vụ và giải pháp:

-  Phát triển khai thác thủy sản

+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định mới trong Luật Thủy sản 2017, Nghị định 26 của chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông PTNT, nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân về việc khai thác thủy sản đúng quy định, khai thác kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

+ Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (Chống khai thác IUU), tập trung đánh dấu tàu cá, kẻ vẽ biển số và thực hiện gia hạn giấy phép hoạt động khai thác thủy sản.

+ Tranh thủ các chính sách hỗ trợ đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên cho các đội tàu đủ điều kiện để hoạt động theo đúng Luật Thủy sản 2017

+ Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 11 của UBND tỉnh nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

          - Về phát triển nuôi trồng thuỷ sản

          + Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến vào các vùng nuôi Tôm nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

+ Phát huy tối đa diện tích nuôi thủy sản, bên cạnh việc duy trì, phát triển nuôi các loài cá truyền thống, khuyến khích phát triển các đối tượng mới có giá trị kinh tế, các loài thủy đặc sản;

+ Kiện toàn và phát huy hoạt động các loại hình tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản.

          + Ban hành lịch thời vụ và chỉ đạo thực hiện NTTS đúng thời vụ, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trong thủy sản, chủ động giám sát phát hiện sớm, thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế kịp thời các loại dịch bệnh nguy hiểm như đốm trắng, hoại tử gan tuỵ cấp tính ngay khi mới phát sinh không để dịch lây lan ra diện rộng, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, chủ động thu mẫu quan trắc cảnh báo từ đầu vụ nuôi, tổ chức tập huấn cho người nuôi thủy sản ở các vùng nuôi trọng điểm.

        + Thực hiện tốt công tác quản lý giống, thức ăn, chế phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản: thành lập tổ công tác kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc, thức ăn, chất xử lý môi trường trên địa bàn;  nâng cao ý thức chọn giống có chất lượng và qua kiểm dịch cho người nuôi; phối hợp với ngành cấp tỉnh lựa chọn cơ sở cung ứng giống thủy sản chất lượng khuyến cáo người dân sử dụng.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức để người nuôi chấp hành tốt quy trình nuôi, quản lý các yếu tố môi trường, thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh, chuyển đổi phương thức nuôi trồng phù hợp. Đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định, đặc biệt tuyên truyền hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi đối tượng chủ lực (Tôm sú, tôm thẻ) và nuôi thủy sản lồng bè thực hiện đăng ký theo quy định Luật Thủy sản 2017.

+ Thu hút đầu tư phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; tích cực kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, các dự án phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.

+  Xây dựng các mô hình tiến bộ kỹ thuật, mô hình nuôi đối tượng mới có hiệu quả kinh tế để nhân ra diện rộng, đồng thời tiếp tục phối hợp theo dõi, đánh giá kết quả các mô hình đang triển khai trên địa bàn.

 + Tuyên truyền và đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thuộc lĩnh vực thủy sản nhất là Nghị quyết 11/NQ-HĐND ngày 29/12/2020 của HĐND huyện.

          Với tiềm năng sẵn có và những cách làm thuyết phục, với nhiều giải pháp  được quan tâm cao, cùng với sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành chắc chắn rằng đề án Phát triển sản xuất Thủy sản năm 2021 của huyện sẽ đạt được các nội dung, chỉ tiêu đề ra góp phần phát triển đồng bộ, bền vững ngành thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao./.

 

Theo Sỹ Công/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập846
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại746,263
  • Tổng lượt truy cập93,123,927
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây