Học tập đạo đức HCM

"Bỏ phố lên rừng" làm trang trại

Thứ năm - 19/03/2015 03:06
(Baonghean) - Về xã Châu Bình, huyện miền núi Quỳ Châu, hỏi chuyện giám đốc trẻ Nguyễn Quang Phúc bỏ việc ở thành phố về quê làm nông dân, thì ai cũng biết. Từ chỗ chê “gàn”, giờ mọi người lại hết sức khâm phục anh về khát vọng, ý chí chinh phục đồi hoang...

Từ cầu Cô Ba, xã Châu Bình, rẽ vào chừng 800m là đến trang trại của Nguyễn Quang Phúc. Trang trại 4 ha nằm lọt thỏm trong thung lũng nhỏ kề 2 quả đồi thấp, được bao bọc bởi hệ thống hàng rào bê tông, lưới sắt B40 hết sức quy củ. Trong khuôn viên trang trại mơn mởn xanh những tràm, xoan; chỗ đất bằng thì trồng chuối tiêu, cỏ voi, chỗ đất thấp đào ao nuôi cá; hàng trăm con gà vịt thả đồi, đôi bò thảnh thơi gặm cỏ và một hệ thống chuồng trại vừa được dựng nên…
 
13 giờ, chủ trang trại Nguyễn Quang Phúc vừa xong bữa cơm trưa, cầm cuốc đi sẩy cỏ, cắt mầm cho 450 cây chuối tiêu cao chừng ngang ngực. Phúc chia sẻ: “Số chuối này em mua giống từ Viện Khoa học nông nghiệp vừa trồng được tháng rưỡi. Cắt mầm thế này để chuối nhanh to, nhanh mập. Dự kiến đến cuối năm là có thu hoạch”… Ngơi tay, tiếp khách trong căn nhà cấp 4 giữa trang trại, Phúc chậm rãi kể về chuyện mình bỏ phố về rừng lập nghiệp: “Trang trại của em có từ trước đó, được bố mẹ khai hoang tạo dựng nên. Trước đây trang trại chuyên trồng các loại hoa quả cho thu hoạch cao, đã có thời là mô hình điểm nổi tiếng của huyện và tỉnh. Nhưng rồi, cha em mắc bạo bệnh qua đời, các chị lấy chồng, mẹ sức khỏe yếu, em trai còn nhỏ, trang trại trở nên tàn tạ hoang phế do thiếu bàn tay chăm sóc, trong khi em thì đi học xa...”.
 
Anh Nguyễn Quang Phúc làm việc trong trang trại của mình.
Anh Nguyễn Quang Phúc làm việc trong trang trại của mình.
 
Trong 4 năm là sinh viên Đại học mở Công nghệ Hà Nội, vốn khá nhạy bén về công nghệ nên Phúc vừa học vừa buôn điện thoại, tích tiểu thành đại, năm 2008 ra trường Phúc đã có ít vốn để lập nghiệp. Về Thành phố Vinh, Phúc nhận thấy cơ hội làm ăn từ việc tạo dựng thương hiệu, buôn bán rượu nếp Nghi Ân. Phúc thành lập Công ty Rượu nếp Nghi Ân chuyên thu mua rượu, đóng chai và bán lẻ ra thị trường trong tỉnh. Công ty của Phúc ăn nên làm ra, “phất” cũng nhanh nhưng do rượu chỉ tiêu thụ được trong mùa Thu – Đông, người ít vốn khó có thể cầm cự. Gặp phải vấn đề tài chính, tất toán trước khi giải thể, công ty thua lỗ gần 300 triệu đồng.
 
Năm 2011, Phúc đi học thêm Cao đẳng Tài chính để đổi hướng lập nghiệp và cũng trong năm, Phúc lập gia đình. Trong thời gian theo học, gia đình nội, ngoại hai bên đã “nhắm” cho Phúc một vài chỗ để khi ra trường, Phúc có công việc ổn định. Nhưng sâu thẳm trong Phúc, việc trang trại của gia đình hoang hóa đã luôn là sự trăn trở, món nợ, trách nhiệm nối tiếp sự nghiệp mẹ cha… Học kế toán nhưng Phúc lại theo đuổi ý định phát triển kinh tế trang trại; Phúc âm thầm học tập các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng qua sách báo, trên truyền hình, mạng internet. Phúc cười hiền: “Em tuổi trâu nên cái nghiệp chắc chắn phải đeo ách, bám với ruộng đồng, anh ạ”.
 
Ấp ủ nuôi khát vọng, học xong chương trình cao đẳng kế toán, Phúc quyết bỏ phố về rừng mặc những lời ngăn cản: Vợ con thì không muốn xa chồng, xa cha và ngay cả mẹ ruột cũng không muốn Phúc về tiếp quản trang trại vì thương con bao năm công đèn sách, sợ con thư sinh vất vả. Quyết tâm đã cao, tự tin vào sức vóc và trí thức của mình, đầu năm 2014, Phúc mang tất cả vốn liếng tích trữ được về tái thiết trang trại… Ngày trở về, trang trại tốt tươi 10 năm trước đã không còn mà thay vào đó là những cây cối cỗi cằn, lau lách rậm rạp. Phúc chặt bỏ những cây không hiệu quả, dựng một căn nhà cấp bốn và mua đàn dê 40 con, đàn bò 7 con thả ở đây.
 
Ban đầu, Phúc gặp phải không ít khó khăn: Vừa mua hệ thống lưới B40 quây trang trại để dê, bò không chạy lạc thì đồi keo sắp thu hoạch gặp lốc đổ gãy cả. Đồi keo không còn, dê bò không còn chỗ ăn, tránh trú, Phúc buộc phải bán cả đàn dê, bán bớt bò. Anh kỳ công vào các xã vùng sâu vùng xa Châu Phong, Diên Lãm, Châu Hoàn để săn giống “vịt bầu Quỳ Châu”. Đàn vịt nhờ công chăm bẵm lớn nhanh như thổi nhưng càng lớn thì thì “vịt bầu” hóa ra là vịt thường. Vịt mỗi to, sức ăn mỗi lớn, ăn luôn cả các loại rau, hoa, đồi tràm non Phúc vừa trồng.
 
Không nản chí, Phúc lại tìm tòi ở sách báo, đi đến tận các mô hình thành công trong, ngoài tỉnh để tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi. Phúc quyết “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách đào ao thả cá, nuôi hàng trăm con gà, mua lợn nít ở bản về nhập cho các nhà hàng, chợ ở Thành phố Vinh trong thời gian chờ đồi tràm và các loại cây khác lớn. Mới rồi, Phúc thuê xe ủi về san 1 ha đất trang trại để trồng chuối tiêu, xới một phần đất khác để trồng gừng, xây dựng hệ thống chuồng trại mới để nuôi lợn rừng. Tính đến nay, Phúc đã đầu tư vào trang trại hơn 300 triệu đồng. Phúc chia sẻ: “Tất cả những cây trồng vật nuôi này trước khi triển khai, em đã dò hỏi, tính toán và lo đầu vào đầu ra hết cả rồi. Vấn đề bây giờ chỉ là do bàn tay của mình cũng như thiếu một ít vốn. Trang trại nhiều việc quá, nên em vừa thuê thêm một người làm thường xuyên ăn ở tại đây”.
 
Chuồng trại đang tạm thời để không, diện tích đất trồng đang chờ giống. Theo tính toán của Phúc, trang trại hiện chỉ cần 100 triệu đồng nữa là đi vào quy củ và sinh lợi. Anh Cao Hoàng Hải, Bí thư Huyện đoàn Quỳ Châu cho hay: Biết về nghị lực và chí hướng của Phúc, nhận thấy tính khả thi của trang trại, vừa qua Huyện đoàn đã lập hồ sơ trình lên Tỉnh đoàn để Phúc có thể vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ thanh niên lập nghiệp…
 
Châu Bình miền đất “dữ” với cơn sốt đá đỏ năm xưa đã xanh trở lại với những trang trại như của Phúc. Ở cái tuổi “tam thập nhi lập”, với bàn tay cần mẫn lao động, ý chí vươn lên như vậy, chắc chắn Phúc sẽ nhanh chóng thành công.
Theo: baonghean.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập828
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại766,492
  • Tổng lượt truy cập93,144,156
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây