Học tập đạo đức HCM

Bỏ phố lên rừng nuôi lợn sạch kiếm tiền tỷ mỗi năm

Thứ hai - 08/01/2018 10:12
Chẳng ai “khùng” như Đức, bỏ thành Vinh sầm uất để về lập nghiệp cách đó cả trăm km. Nhưng anh làm được điều mà nhiều người mơ ước. Ngay cả khi chăn nuôi đang bết bát nhất, Đức vẫn đút túi cả tỷ bạc mỗi năm.

Coi vật nuôi như… con đẻ

Khi mà nuôi lợn trang trại đang bước vào giai đoạn cầm chừng, cầm cự thì Phạm Viết Đức, chủ trang trại lợn Đức Anh tại xóm 12, xã Thanh Hương (huyện Thanh Chương, Nghệ An) vẫn không ngại tăng đàn. Đức có bí quyết! Đương nhiên, trong chăn nuôi ai cũng phải có bí quyết riêng cho mình. Ở Đức còn có tình yêu thật đặc biệt với đàn vật nuôi trong trang trại của mình. Chính tình yêu ấy đã giúp anh luôn trăn trở để tìm ra những con đường mới cho riêng mình và có chỗ đứng vững vàng khi ngành chăn nuôi đang lao đao.

14-34-01_ong_chu_tre_8x_coi_vt_nuoi_nhu__con_de
Ông chủ trẻ 8x coi vật nuôi như… con đẻ

Đức bỏ dở con đường ĐH để đi học nghề thú y và đến năm 2005 bắt tay vào kinh doanh thức ăn gia súc. Cùng thời gian đó, Đức lập gia trại cách trung tâm thị trấn Thanh Chương vài km, mỗi lứa nuôi vài trăm con, mỗi năm lãi ròng chừng 300 triệu đồng.

Có vốn và có chút kinh nghiệm, năm 2014, Đức dời gia trại vào thành lập trang trại tại xóm 12, xã Thanh Hương cách trung tâm thị trấn 30km. Để mua 4ha đất và đầu tư ban đầu, Đức đã bỏ ra gần chục tỷ đồng. Phải nói, đó là một quyết định táo tợn và có phần mạo hiểm của chàng trai 8x. Nhưng rồi Đức thành công giống như một lập trình đã định sẵn mặc cho biết bao khó khăn chung đang bủa vây ngành chăn nuôi.

Nhiều người còn kể về câu chuyện đi tìm giống vật nuôi “thuần chủng” của Đức. Để có đàn gà cỏ địa phương, Đức một mình rong ruổi từ thượng huyện tới hạ huyện Thanh Chương. Hễ thấy nơi nào có gà chân nhỏ, lông xếp sít nhau, mình thấp, thon… còn mang dáng dấp của gà cỏ Thanh Chương là Đức dừng lại “gạ” mua bằng được.

Nhiều lúc, Đức hào phóng đến mức có thể bỏ cả vài ba trăm nghìn đồng để được sở hữu một chú gà cỏ Thanh Chương chính hiệu, nặng chưa đến 1kg. Chẳng vì thế, chỉ sau một thời gian ngắn, Đức có được đàn gà sinh sản như mình mong ước. Tự tay Đức nhặt từng quả trứng, cho vào lò ấp để có được đàn gà thuần chủng địa phương.

Lúc cao điểm, trang trại của Đức có tới vài ba nghìn con gà thịt, hàng trăm con gà đẻ và thường xuyên có lớp gà con kế cận.

Dù là một ông chủ trẻ, đồng vốn hạn hẹp nhưng Đức sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu đồng để đón những đàn lợn phẩm cấp ông bà, bố mẹ từ đất nước Đan Mạch về làm giống. Đức lặn lội vào tận Đồng Nai để đấu giá mua bằng được những con lợn đực Duroc Đài Loan có giá lên đến 50 - 60 triệu đồng. Đó là điều mà nhiều trạm giống chăn nuôi các huyện tại Nghệ An cũng phải mơ ước. Nhiều người nghĩ Đức “chơi trội” và rồi chẳng bao lâu sẽ đổ bể. Nhưng với Đức, ngoài kỹ thuật, công nghệ thì con giống là yếu tố then chốt.

14-34-01_tri_chn_nuoi_tsh_duc_nh
Trại chăn nuôi ATSH Đức Anh

“Cùng một mức đầu tư ban đầu về vốn, kỹ thuật, nhân công… như nhau nhưng nếu có con giống chất lượng có nghĩa là bạn đang nắm chắc phần thắng trong tay. Bạn thử nghĩ xem, bình quân một con lợn nái ngoại đẻ mỗi năm 2,2 lứa, mỗi lứa 13 - 18 con và trọng lượng hơn hẳn lợn nội, còn chất lượng phụ thuộc vào cách nuôi thì chúng ta chọn giống lợn nào? Tôi nghĩ, con giống quyết định 50% thành công của người chăn nuôi”, Đức chia sẻ.

Có trong tay giống tốt, Đức đầu tư cả phòng, hệ thống phương tiện thu và lưu trữ tinh dịch lợn đực giống. Đức thuê lao động có tay nghề thú y cao, trả lương hậu hĩnh để phụ trách trang trại. Nhiều chủ trang trại trong và ngoại huyện Thanh Chương tìm đến trang trại Đức Anh để mua tinh dịch lợn...

Những đàn lợn cơ bắp cuồn cuộn, đàn gà cỏ lớn lên từng ngày cho đến lúc Đức giật mình chững lại. Đó là thời điểm giá vật nuôi xuất trại liên tục lao dốc chưa có dấu hiệu dừng lại. Đó cũng là lúc Đức tìm đến với công nghệ nuôi lợn an toàn sinh học (ATSH), trước mắt chỉ là để tồn tại. Thế nhưng, “chiến dịch” cầm cự của chàng trai trẻ lại đem về thành công giòn dã.  

Lãi từ “gốc” đến “ngọn”

Khi người chăn nuôi ở hầu khắp đất nước này đang ở giai đoạn cầm cự và ngần ngại tái đàn, thậm chí buông xuôi thì Đức vẫn ung dung. Mỗi ngày, đàn lợn từ trang trại của Đức vẫn xuất chuống đều đều như thời kỳ hoàng kim mấy năm trước.

Chuyện Đức đến với chăn nuôi ATSH bắt đầu từ năm 2016. Thời điểm đó, Đức được dự án Jica Nhật Bản chọn làm thí điểm để nuôi lợn, gà ATSH. Nếu đáp ứng được các yêu cầu đối tác đặt ra, trang trại của Đức sẽ được Jiaca “ôm” trọn gói đầu ra cho sản phẩm. Nó như một liều doping thúc đẩy Đức lao vào công việc để đạt bằng được thành quả.

Đàn lợn trong các ô chuồng của Đức dường như chẳng tìm ra đâu được tỳ vết. Trăm con như một, lớn đều như nhau, vai, mông nở, cơ bắp cuồn cuộn như những lực sỹ đấu vật. Đức quả quyết: “Nhìn thế chứ chúng nặng cả trăm kg đấy anh! Về lý thuyết, chúng có thể đạt 70% nạc nếu nuôi công nghiệp và nuôi ATSH có thấp hơn chút ít. Nhưng ở trại của em, tỷ lệ nạc ít nhất cũng đạt 60%”.

14-34-01_nhung_chu_lon_duc_giong_khong_lo_trong_trng_tri_duc_nh
Những chú lợn đực giống khổng lồ trong trang trại Đức Anh

Để bước vào nuôi ATSH, cả đàn gà và đàn lợn của Đức dường như được nuôi theo một công thức. Thời gian đầu (45 ngày đối với gà, 2 tháng đối với lợn), đàn vật nuôi được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Thời gian tiếp sau, đàn vật nuôi được làm quen với thức ăn tự phối trộn và đến non nửa chu kỳ nuôi được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn do chính Đức phối trộn. Nguồn thức ăn này gồm bột ngô + lúa + cá khô nghiền nhỏ. Chúng được trộn đều với sắn đã ủ chua + nước dẫn theo đường ống vào chuồng nuôi. Ăn thức ăn này, đàn vật nuôi ngừa được một số bệnh thông thường, tuy không nhanh lớn bằng nuôi thức ăn công nghiệp nhưng đổi lại chất lượng thịt thơm ngon hơn hẳn.

“Thông thường, lợn, gà tôi phải nuôi 6 tháng mới xuất chuồng. Trọng lượng vẫn đạt mức tối đa nhưng nếu chỉ nhìn vào màu sắc của thịt thì người không sành ăn sẽ kén mua. Thịt nuôi bằng thức ăn công nghiệp nạc nhiều hơn, màu nạc đỏ hơn, trông rất bắt mắt. Nhưng khách hàng của tôi là các siêu thị, cửa hàng lớn, thậm chí là cá nhân mua về làm quà, có bao nhiêu cũng hết”, Đức quả quyết.

Nhưng để có được thành quả như hôm nay, bản thân Đức cũng phải lăn lộn khắp nơi để tìm thị trường. Lúc đầu, những đề nghị của Đức chỉ nhận được những cái lắc đầu. Chỉ khi trực tiếp sử dụng và chứng kiến quy trình nuôi của Đức khách hàng mới tin tưởng. Đầu ra vật nuôi trong trang trại của Đức rộng mở từ đó.

“Lúc đầu, tôi đi chào hàng khắp nơi. Thậm chí, mổ thịt một con lợn chỉ để đi bán rẻ để khách hàng ăn cho biết nhưng vẫn bị mọi người nghi ngờ. Không nản lòng, tôi tiếp tục “đánh” vào những đối tượng sành ăn. Vượt qua được chính mình cũng chính là lúc tôi được người tiêu dùng đón nhận”, Đức tâm sự.

Thời điểm cuối năm 2017, khi giá lợn hơi nuôi bằng thức ăn công nghiệp chưa nổi 30 nghìn đồng/kg thì lợn nuôi ATSH của Đức vẫn cháy hàng với giá 45 nghìn đồng/kg. Tính ra, mỗi con lợn nuôi ATSH, Đức lãi ròng 1 triệu đồng.

14-34-01_duc_du_tu_c_phong_luu_giu_tinh_dich_lon
Đức đầu tư cả phòng lưu giữ tinh dịch lợn

Không chỉ bán lợn hơi, Đức còn có một lò giết mổ gia súc tự xây dựng trong trang trại để mổ lợn đóng cấp đông đem đi nhập cho các nhà hàng, siêu thị tại Nghệ An và Hà Nội. Nhiều chủ hàng đến đặt vấn đề tiêu thụ 15 con lợn/ngày nhưng quy mô trang trại chưa đáp ứng nên Đức chưa nhận lời.

Nằm trong chương trình hỗ trợ của Jica, đến nay, lò mổ của Đức đã được đầu tư hiện đại hơn có thể đáp ứng công nghệ mổ treo, đảm bảo ATVSTP.

Với 1,5ha hồ đập, mỗi năm Đức lãi ròng 100 triệu đồng cá thương phẩm. Nhưng Đức đang dự định sắp tới sẽ chỉ nuôi mỗi cá rô phi để làm thức ăn cho lợn nuôi theo hướng ATSH. Từ đàn gà ATSH, mỗi năm, trang trại xuất ra thị trường gần 7 tấn gà thương phẩm, lãi ròng trên 300 triệu đồng.

Trang trại Đức Anh hiện có 200 con nái, 600 con lợn thịt và gần 10 con lợn đực giống phẩm cấp ông bà, bố mẹ; tạo công ăn việc làm cho 5 lao động với mức thu nhập từ 5 - 20 triệu đồng/người/tháng. Dù đang là thời kỳ lao đao của ngành chăn nuôi nhưng trang trại Đức Anh vẫn ăn nên làm ra và lãi ròng trên dưới 1 tỷ đồng/năm.
VĂN DŨNG/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Hôm nay75,258
  • Tháng hiện tại811,368
  • Tổng lượt truy cập93,189,032
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây