Học tập đạo đức HCM

Cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ sáu - 13/10/2017 03:24
Chưa khi nào ngành chăn nuôi lại bộc lộ nhiều hạn chế như hiện nay và đối mặt với hàng loạt các vấn đề về an toàn thực phẩm, tồn dư kháng sinh... Một trong những phương thức sản xuất mới đang được ngành Nông nghiệp Hà Nội lựa chọn hỗ trợ người chăn nuôi là phát triển theo chuỗi để truy xuất nguồn gốc, đồng thời gắn với các mô hình trang trại du lịch sinh thái.

Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội khảo sát mô hình Trang trại du lịch sinh thái ở huyện Chương Mỹ.

Khẳng định tính ưu việt

Vào dịp cuối tuần, khu trang trại của Học viện Edufarm ở xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) lại tất bật đón hàng trăm khách tới tham quan, chủ yếu là các em học sinh, sinh viên. Khuôn viên hơn 4ha của trang trại được bố trí các khu tái hiện đầy đủ nét đặc trưng của nông nghiệp, nông thôn Bắc Bộ với hơn 700 loại cây xanh đại diện cho vùng nhiệt đới gió mùa. 

Ngoài ra, khu chăn nuôi, bảo tồn các giống vật nuôi gà, vịt, lợn, bò thu hút sự quan tâm của du khách. Trang trại này đã đạt chuẩn mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường. Đồng thời, thường xuyên cập nhật những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới nhất để áp dụng vào sản xuất.

Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố xuất hiện một số trang trại du lịch sinh thái, trang trại giáo dục hữu ích như: Nông trại hữu cơ Tuệ Viên (quận Long Biên), Trang trại Đồng Quê (huyện Ba Vì), Trang trại vườn chim Việt (huyện Thanh Trì)… 

Ngoài ra, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đang phối hợp với các chuyên gia tư vấn và những người tâm huyết với sản xuất nông nghiệp hữu cơ hình thành phương thức sản xuất mới ở cấp cao hơn. Thay vì mỗi gia đình đầu tư mua một trang trại nhỏ lẻ ở ngoại thành, thì theo phương thức sản xuất mới, các cổ đông cùng tập hợp, thành lập một trang trại quy mô lớn, có thể kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, trồng trọt, chăn nuôi...

Ông Tạ Văn Tường cho rằng: Ở nội thành Hà Nội hiện nay, chỉ cần một khu chung cư với hàng nghìn hộ gia đình sinh sống, nếu cùng tập hợp, liên kết nhau lại sử dụng sản phẩm của một quần thể trang trại khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sẽ bảo đảm thực phẩm sạch, an toàn và đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng...

Nhiều triển vọng 

Tham quan, tìm hiểu và sử dụng nông sản sạch là nhu cầu tất yếu của người dân Hà Nội. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ nông sản an toàn, hữu cơ đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, bởi người sản xuất gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, còn người mua chưa tìm được địa chỉ tin cậy. Giải quyết bài toán này, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tư vấn triển khai chăn nuôi theo chuỗi và thu được nhiều kết quả khả quan. Trong quá trình phát triển theo chuỗi, mô hình trang trại gắn với du lịch sinh thái bước đầu khẳng định đây là một trong những phương thức sản xuất mới được nông dân đón nhận...

Các chuyến tổ chức tham quan học tập mô hình trang trại theo chuỗi khép kín gắn với du lịch mà Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội triển khai được các nhà quản lý đánh giá cao. Ông Tạ Văn Tường cho biết, để các chuỗi này phát triển bền vững thì quá trình xác định và lựa chọn các chuỗi giá trị tiềm năng phải được tiến hành đồng bộ, có sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương đề xuất các sản phẩm có khả năng phát triển thành chuỗi giá trị và được thành phố xem xét, thẩm định, phê duyệt, tạo điều kiện để các chuỗi hoàn thiện về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nơi lưu trú... 

Mỗi chuỗi cần tìm một doanh nghiệp chủ chốt tham gia để bảo đảm tiêu thụ sản phẩm. Khi đưa ra các chính sách hỗ trợ nông dân, các cấp, các ngành nên khuyến khích có sự tham gia bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp. 

Ngược lại, khi hỗ trợ doanh nghiệp cần tạo ra hiệu quả trực tiếp cho các hộ sản xuất tham gia chuỗi. Cùng với đó, phối hợp, tìm kiếm chuyên gia xây dựng các quy trình chuẩn cho từng chuỗi để áp dụng tổ chức sản xuất; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền chuỗi gắn với du lịch sinh thái giúp người dân và doanh nghiệp hiểu, tích cực tham gia...

Tác giả bài viết: Sơn Tùng

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Hôm nay54,833
  • Tháng hiện tại885,560
  • Tổng lượt truy cập92,059,289
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây