Học tập đạo đức HCM

Đổi đời nhờ... tái định cư tại chỗ

Thứ ba - 03/07/2018 21:07
Từ chỗ tạm bợ, nhiều hộ dân nằm trong diện giải tỏa để thực hiện dự án cải tạo kênh, rạch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đổi đời nhờ có cuộc sống mới ổn định vì được tái định cư tại chỗ. Chính sách này đang hứa hẹn sẽ giúp thành phố với 13 triệu dân giải quyết tốt vấn đề di dời, giải tỏa, tái định cư trong công cuộc chỉnh trang, phát triển đô thị.
Bước ngoặt tại nơi ở mới

Có mặt tại chung cư tái định cư Lò Gốm (phường 11, quận 6) vào một buổi chiều cuối tháng 6, chúng tôi được trải nghiệm cuộc sống mới tại nơi vốn trước đây là dãy nhà lụp xụp nằm ven và trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Bà Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (59 tuổi, chủ một căn hộ trong chung cư) chia sẻ, gia đình trước đây sống trong căn nhà một bên là vách lá, một bên tường chung với nhà hàng xóm, rất tạm bợ. Mỗi khi triều cường lên, dòng nước đen kịt từ dòng kênh Tân Hóa - Lò Gốm tràn vào nhà, mùi hôi nồng nặc. "Nhiều hôm, sáng thức dậy không thấy đôi dép đâu, bởi nước đã cuốn đi mất...", bà Quỳnh nhớ lại.
 

 

Gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (chung cư Lò Gốm) có cuộc sống ổn định sau khi được tái định cư tại chỗ.

Niềm vui đến với gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh từ đầu năm 2005. Khi ấy, gia đình bà đã "chia tay" ngôi nhà cũ để dọn đến một căn hộ tại chung cư Lò Gốm có diện tích chỉ hơn 45m2 nhưng sạch sẽ, ấm cúng. Từ đây, cuộc sống của các thành viên trong gia đình bà bước sang trang mới. Giá bồi thường căn nhà cũ chỉ đủ trả 50% giá trị căn hộ nhưng được Nhà nước hỗ trợ trả chậm 50% số tiền còn lại trong 10 năm. Đặc biệt, từ khi dọn về căn hộ mới, dù phải tằn tiện trong chi tiêu để trả dần số tiền còn lại nhưng bà Quỳnh cùng chồng vẫn nuôi dạy các con ăn học thành tài. Hiện hai con gái của bà đã tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định với mức thu nhập khá. "Đến năm 2016, gia đình tôi được nhận sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà). Giờ tôi có thể sống thanh nhàn, thi thoảng may quần áo cho bà con hàng xóm lấy tiền trang trải cuộc sống...", bà Quỳnh cho biết.

Đó là câu chuyện tái định cư của một dự án cách đây 13 năm. Gần đây nhất, thành phố cũng thành công khi di dời, tháo dỡ và tái định cư cho hàng chục hộ dân tại chung cư 727, Trần Hưng Đạo (phường 1, quận 5). Trước đó, các hộ dân quyết bám trụ, vì rất ngại phải dời đến một nơi xa mặc dù nơi ở cũ rất hoang tàn và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, với chính sách ưu tiên tái định cư tại chỗ và tạm cư ở những khu vực xung quanh nhằm bảo đảm không xáo trộn về sinh hoạt, công việc, học hành..., các hộ dân đã đồng lòng chuyển đi, bàn giao mặt bằng để xây dựng chung cư mới. 

Trao đổi với chúng tôi, nhiều hộ dân sau khi tái định cư cho biết, nơi ở mới khang trang và an toàn hơn. Điều khiến người dân cảm thấy yên tâm là bên cạnh chỗ ở tốt, họ có dư một số vốn để làm ăn. Đặc biệt, sau khi chung cư mới được xây dựng xong, hộ nào có nguyện vọng quay về sẽ được ưu tiên mua nhà.

Mục tiêu là an sinh hậu tái định cư

Thực tế cho thấy, trong số các chung cư tái định cư tại TP Hồ Chí Minh, có dự án người dân chỉ ở lại được khoảng 50%, số còn lại chuyển đi nơi khác do thiếu các điều kiện thiết yếu về dân sinh hoặc ở quá xa nơi ở cũ. Điển hình là Dự án Chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây (quận 8) với hơn 600 hộ dân phải di dời, tái định cư đến nơi khá xa là chung cư Tân Mỹ (quận 7). Kết quả là hàng trăm gia đình sau khi tái định cư đã phải bán căn hộ của mình tìm về cuộc sống quen thuộc trước đó do không thể hòa nhập với môi trường sống mới. Trở lại với Dự án Tân Hóa - Lò Gốm, hiện có đến 90% hộ dân vẫn ở lại chung cư Lò Gốm chính nhờ chính sách tái định cư tại chỗ. Từ thực tế này, các chuyên gia cũng như các nhà quản lý chỉ ra rằng: Không nên giải tỏa một đằng, tái định cư một nẻo.

Theo UBND TP Hồ Chí Minh, từ kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, phương châm là chỉnh trang ở đâu, người dân định cư ở đó. Việc giải tỏa, di dời, tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố không chỉ đơn thuần là thay đổi nơi ở mà là sự thay đổi về mặt tâm lý, tình cảm, hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, học hành, đi lại, y tế, thu nhập...). Vì thế, việc tái định cư tại chỗ cho thấy sự thành công về mặt chủ trương cũng như cách thức thực hiện. Bởi chủ trương này hướng đến mục tiêu an sinh hậu tái định cư, giúp người dân bị ảnh hưởng không chỉ cải thiện được chỗ ở mà còn có cơ hội mưu sinh tốt hơn, có cuộc sống khá hơn so với nơi ở cũ. Nhiều chuyên gia nhận định, điều này hoàn toàn có cơ sở trở thành chủ trương lớn của thành phố khi hiệu quả của nó đã được kiểm chứng từ thực tiễn.

Công cuộc chỉnh trang, phát triển đô thị của TP Hồ Chí Minh còn cả một hành trình dài phía trước. Chỉ riêng việc giải tỏa nhà ở trên và ven kênh rạch, thành phố cũng cần phải di dời, tái định cư hàng chục nghìn hộ gia đình. Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, Giám đốc Diễn đàn phát triển đô thị bền vững Châu Á tại Việt Nam cho rằng, tái định cư thành công là bài toán của kinh tế - xã hội và những vấn đề kỹ thuật như quy hoạch, kiến trúc, tổ chức không gian, xây dựng. Việc đền bù giải tỏa là rất cần thiết để chỉnh trang đô thị, nhưng dự án chỉnh trang đô thị chỉ được xem là thành công khi bảo đảm tái định cư bền vững cho những người bị ảnh hưởng. Khi tái định cư tại chỗ người dân sẽ cảm thấy an tâm hơn về mặt tinh thần, đồng thời cuộc sống mưu sinh cũng giảm tối đa sự xáo trộn.

Mới đây, tại hội nghị mời gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án cải tạo, di dời nhà ven và trên kênh rạch, chỉnh trang đô thị TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã giao UBND thành phố một nhiệm vụ rất quan trọng, khoa học và nhân văn là tập huấn các cán bộ làm quy hoạch để nhận thức lại, không di dời người dân đi chỗ khác, mà cải tạo đô thị ngay trên chính phần đất hiện hữu, hay nói cách khác là tái định cư tại chỗ.
 
 
Bài, ảnh: Nguyên Lê/hanoimoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập365
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại218,915
  • Tổng lượt truy cập90,282,308
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây