Nói chuyện với gần 100 doanh nghiệp tại diễn đàn Thương mại, đầu tư Việt Nam - Brazil tại SaoPaulo, trung tâm tài chính, công nghiệp lớn nhất của Brazil và khu vực Nam Mỹ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam có thể trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của Brazil về ngô, đậu tương. Ngoài ra, Việt Nam sẽ xem xét nhập khẩu thịt bò từ nước này nếu các điều kiện về an toàn thực phẩm được đảm bảo. Như vậy, nếu hàng rào được dỡ bỏ, Việt Nam có thể nhập trở lại thịt Brazil sau hơn một năm ngừng nhập khẩu do bê bối gian lận trong cấp giấy chứng nhận chất lượng thịt.
Vụ bê bối được phát hiện đầu năm 2017 khiến 20 quốc gia đình chỉ tất cả hoạt động nhập khẩu thịt của Brazil. Sau đó, nhiều nước đã nhập khẩu trở lại sau khi nhận được lời giải thích và cam kết của Chính phủ Brazil về việc khắc phục tình trạng trên.
Ở chiều ngược lại, theo lãnh đạo Chính phủ, Brazil cũng sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cà phê, cá tra, tôm của Việt Nam.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil tại SaoPaulo. Ảnh:VGP |
Ngoài khẳng định sẽ tăng cường xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực giữa hai nước, theo Phó thủ tướng, hơn 10 năm quan hệ thương mại đầu tư với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều gần 4 tỷ USD, chủ yếu mang lại từ các mặt hàng nông sản. Con số này khá khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước, khi chỉ chiếm khoảng 0,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và đầu tư nước ngoài vẫn là con số 0.
Ông bày tỏ, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, sẽ là cửa ngõ cho Brazil vào ASEAN và các khối thị trường tự do khác mà Việt Nam là thành viên. Ngược lại, Brazil là cầu nối để hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào khối thị trường chung Nam Mỹ (MECOSUL).
Theo đại diện Bộ Ngoại giao Brazil, nước này tăng cường hợp tác song phương với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng không để không chỉ hướng tới thị trường 100 triệu dân mà còn là ASEAN với 600 triệu dân và quy mô kinh tế 3.000 tỷ USD.
Trong khi đó, ông Alencar Burti, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Sao Paulo nhận định, diễn đàn doanh nghiệp lần này là cơ hội để hình ảnh Việt Nam xuất hiện rõ nét, trở thành một trung tâm thu hút đầu tư của doanh nghiệp SaoPaulo và kêu gọi các doanh nghiệp ở bang này tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư hơn nữa với doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Brazil cũng đang cơ bản hoàn tất hợp tác về quốc phòng, bàn tới việc ký kết hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế trùng. Với các chương trình, hành động cụ thể, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng quan hệ thương mại đầu tư sẽ tốt hơn thời gian tới.
Cùng ngày, làm việc với Đại sứ Rubens Barbosa - Chủ tịch Hội đồng cấp cao về ngoại thương của bang Sao Paulo (FIESP), Phó thủ tướng Huệ đề nghị hội đồng thúc đẩy hợp tác với các thành phố lớn của Việt Nam như TP HCM; tham gia tái cơ cấu, mua bán doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hoá, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xây dựng nhà máy chế biến nông sản...
Anh Minh/vnexpess.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;