Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc nông sản

Thứ ba - 03/07/2018 11:04
Ngày 3/7/2018, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN và MT) của Quốc hội đã tổ chức hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc nông sản phục vụ xuất khẩu và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”.
Truy xuất nguồn gốc vải Thanh Hà bằng mã QR do Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) cung cấp 

Tại hội thảo, TS Phùng Đức Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban KH, CN và MT Quốc hội cho biết, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và xuất khẩu nông sản ra thế giới. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra nhiều giải pháp, tuy nhiên trong vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản, mặc dù Việt Nam đã có bước đầu có khuôn khổ pháp lý nhưng việc thực thi các quy định và đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc đáp ứng các rào cản kỹ thuật của thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU còn nhiều hạn chế.

Chia sẻ tại hội thảo, nhiều chuyên gia khẳng định, trên thế giới truy xuất nguồn gốc nông sản đang được sự quan tâm của nhiều nước. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính minh bạch về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đặc biệt nhiều nước và khu vực đã xây dựng khung pháp lý quy định về truy xuất nguồn gốc. Tại Việt Nam, triển khai truy xuất nguồn gốc chuỗi nông sản, nhiều tỉnh  đã xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng điện tử “QRcode” cho sản phẩm nông sản. Tuy nhiên việc truy xuất nguồn gốc nông sản đang tồn tại nhiều hạn chế như: Thông tin truy xuất công bố chưa đầy đủ trong toàn chuỗi; chưa kiểm tra chéo thông tin và kết nối thông tin giữa các tác nhân; không có hệ thống định danh chung cho sản phẩm, tác nhân và vùng sản xuất; thông tin chưa minh bạch và được xác nhận. Thêm vào đó  Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn về tuy xuất nguồn gốc cũng như chưa kết nối đầy đủ với quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc…

Trong bối cảnh nông sản Việt Nam ngày càng đi xa hơn vào các thị trường thế giới thì theo ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp tại hội thảo, những bất cập trên cần sớm được khắc phục. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng đưa ra một số gợi ý chính sách và giải pháp về truy xuất nguồn gốc như: Chuẩn hóa thông tin truy xuất và (có thể) mức độ truy xuất đến hộ vàvùng sản xuất tiến tới đồng bộ cơ sở dữ liệu, tăng khả năng tương tác giữa các tác nhân, tăng tính minh bạch và phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng quy định chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc đạt chuẩn. Đồng thời áp dụng mã HS để định danh sản phẩm, xây dựng hệ thống định danh hộ/đơn vị sản xuất, áp dụng mã đơn vị hành chính định danh vùng sản xuất

Đặc biệt cần nâng cao vai trò cơ quan nhà nước trong kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc, đồng thời có giải pháp giúp minh bạch hóa thông tin như ứng dụng công nghệ blockchain, tăng cường vai trò, quyền mặc cả của nông dân trong chuỗi thông qua các mô hình liên kết. Hỗ trợ xây dựng thử nghiệm hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia cho từng nhóm sản phẩm xuất khẩu chiến lược.

 


 Tags: khoa học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay34,187
  • Tháng hiện tại855,701
  • Tổng lượt truy cập84,832,118
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây