Học tập đạo đức HCM

Mất văn hóa nông thôn là mất bản sắc Việt

Thứ ba - 14/07/2015 05:23
Mất mát về kinh tế phục hồi nhanh, còn mất mát về văn hóa thì lâu phục hồi lắm! Thế mà nhiều người lại đang thờ ơ với vấn đề này. Để giờ đây, nhiều vùng quê phố không ra phố, làng không ra làng.

Đi về nông thôn giờ đây tôi rất mừng vì đời sống bà con đi lên rõ ràng. Từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, nước sạch được đầu tư lớn…

Riêng đường nông thôn chỉ trong mấy năm làm đã gấp 1,83 lần so với 10 năm về trước. Tuy nhiên, vừa rồi chúng ta quy hoạch nông thôn mới chỉ tập trung vào tổng thể, còn định hướng trong từng khuôn viên gia đình thì không có.

Nhà vệ sinh của gia đình trước chĩa vào mặt gia đình sau. Khu chăn nuôi, hệ thống thoát nước thải chẳng đâu vào đâu.

Kết cấu nhà ở nông thôn cũng không có nề nếp. Nhiều nơi đất rộng nhưng làm nhà liền kề hay kéo nhau ra bám đường làm hàng loạt nhà ống dù chẳng hề kinh doanh một thứ gì cả.

Nông thôn hơn thành phố ở yếu tố xanh, sạch, đẹp nhưng giờ nhiều nơi thiếu thốn màu xanh quá. Họ phá các hàng rào bằng cây để xây lên hàng rào gạch.

Vẫn biết là cần cải tạo vườn tạp nhưng những cây cảnh quan vẫn cần phải giữ gìn để tạo cảnh quan, bóng mát.

Vụ nắng nóng vừa qua khiến cho nhiều nơi nhận ra được tầm quan trọng của cây xanh, đã nghĩ đến xây dựng nông thôn mới là phải trồng thêm nhiều cây xanh rồi.

Nhà ở từ miền núi đến miền xuôi, mỗi dân tộc, mỗi vùng đều có một bản sắc riêng. Tôi từng sang Nhật Bản thấy nông thôn của họ không hề có nhà cao tầng. Nhà xây phải có khuôn viên và có mái.

Đài Loan trước cũng phát triển nhà cửa ồ ạt ở vùng nông thôn, thậm chí còn xây cả chung cư ở quê nhưng giờ đây cũng đang sửa sai, cũng nghiên cứu một đạo luật mới về nông thôn trong đó hướng người dân đến kiểu nhà truyền thống.

Hàn Quốc trước cũng như ta nhưng giờ họ định hướng phải theo truyền thống nên hầu hết các vùng nông thôn đều giữ được bản sắc.

Ở ta thì tạp pí lù. Nông thôn muốn theo văn hóa thành phố nhưng theo tôi chỉ nên học hỏi ở phần nội thất để cải thiện cuộc sống thôi chứ không phải cứ xây cao tầng là hay.

Hiện tại lượng cư dân nông thôn đổ về thành phố rất nhiều, không chỉ để làm việc mà còn để ở nên áp lực về nhà cửa ở nông thôn giờ không còn như những năm trước.

Nhiều vùng nhà cửa bỏ không, chỉ ngày Tết người ta mới về rồi lại đi, thế thì cần gì phải xây nhà cao tầng?

Phá vỡ kết cấu nhà cửa ở nông thôn cơ bản là người giàu. Xây dăm ba tầng thì người nghèo làm gì có tiền? Chính quyền không định hướng đã đành, thậm chí nhiều nơi còn chia lô đất mặt đường để người dân xây nhà ống.

Trong khi nhà giàu thành phố thì muốn ở trang trại. Bản thân cái biệt thự của dân thành phố cũng là trở về với mô hình nhà ngày xưa có cảnh quan, có vườn tược. Nhưng ngược lại người nông thôn lại muốn kín cổng, cao tường, cao tầng như ở thành phố.

Ý thức người lãnh đạo địa phương rất quan trọng. Phải tuyên truyền cho dân biết nông thôn xưa bản sắc ra sao, cái gì cần giữ, cái gì cần bỏ.

Như những năm 60 của thế kỷ trước, chuồng bò, chuồng trâu nhà nào cũng ở gần bếp, trong bếp rất bẩn nhưng do tuyên truyền nên hiện đã không còn cảnh đó.

Giờ ta phải tuyên truyền nhà nào xây quá cao là không phù hợp với cảnh quan làng để người ta không đua nhau mà xây.

Những mô thức xây dựng ngày xưa cần phải giữ như nhà giàu thì xây năm gian hai chái, còn nhà nghèo thì xây ba gian hai chái, lợp ngói, vì kèo bằng gỗ. Giờ gỗ hiếm có thể thay bằng những vật liệu khác nhưng mô thức đó vẫn nên giữ gìn.

Nhà ở đồng bằng Bắc bộ khuyến khích nên lợp ngói còn nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long khuyến khích nên lợp lá dừa chứ không nên lợp tôn, mùa đông rất lạnh, còn mùa hè rất nóng.

Các cụ đã nói “con không cha như nhà không nóc”, giờ Việt Nam chúng ta nhà không nóc quá nhiều.

Có thể bởi chiến tranh tàn phá khi xây dựng lại người ta không nghĩ đến nếp nhà cổ truyền, có thể bởi do bố trí lại dân cư trong cả nước chúng ta làm hàng loạt nhà kiểu tái định cư chứ không phải nhà của đồng bào.

Cần phải cẩn thận nếu không thì sẽ phải trả giá đắt là mất đi bản sắc văn hóa nông thôn. Con người vốn ở nông thôn rồi mới lên đô thị, quốc gia nào cũng vậy cả. Bởi thế mất văn hóa nông thôn là mất luôn bản sắc Việt.

Mất mát về kinh tế phục hồi nhanh, còn mất mát về văn hóa thì lâu phục hồi lắm!

Thế mà nhiều người lại đang thờ ơ với vấn đề này. Để giờ đây, nhiều vùng quê phố không ra phố, làng không ra làng.

Từ cảnh quan, kiến trúc nó tác động đến con người. Tình yêu làng quê dần nhạt nhòa, văn hóa ngoại lai dần du nhập, đến một lúc nào đó tình làng nghĩa xóm cũng phai mờ.

Về vấn vấn đề này, chúng ta không trách dân được vì điều kiện tiếp cận của họ, vì mong muốn vươn lên của họ. Rất tiếc là sự vươn lên đó đã không được định hướng đúng đắn.

HỒ XUÂN HÙNG 
(nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,924
  • Tổng lượt truy cập92,010,653
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây