Học tập đạo đức HCM

Đổi đời nhờ ... tưới nước

Thứ ba - 14/07/2015 05:00
Bằng việc áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, nông dân có thể tăng năng suất, sản lượng của cây trồng nhưng vẫn tiết kiệm lượng lớn nước và phân bón.

Bấm nút khởi động, cả vườn cây được tưới

Nếu ai từng đến xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, chắc hẳn đều choáng ngợp trước những vườn trái cây sai trĩu quả. Đây chính là nơi cung cấp một lượng trái cây lớn cho các tỉnh thành phía Nam. Nhờ trái cây, nhiều hộ dân đã một bước đổi đời, có của ăn của để.

Có được thành quả ấy, một phần là do các nhà vườn đã chú trọng đến việc chăm sóc, lai tạo các giống cây trồng để cho ra những loại trái cây mới, phù hợp với thổ nhưỡng. Thế nhưng, nguyên nhân rất lớn lại đến từ việc áp dụng rộng rãi mô hình tưới nước tiết kiệm qua đường ống, giúp cây trồng nâng cao năng suất chất lượng, ít sâu bệnh cũng như giảm chi phí đầu vào.

Tay mân mê điều thuốc, nhấp một ngụm cà phê, anh Nguyễn Thanh Phước, nông dân sản xuất giỏi cấp quốc gia của xã Hưng Lộc chỉ ra vườn cây ăn trái đang đến mùa thu hoạch, cười cho biết: “Trước đây, việc tưới nước, bón phân của nhà vườn chúng tôi cực lắm, quay đi quay lại, đầu tắt mặt tối mà cũng chưa xong.

Thế nhưng, từ ngày áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, bà con trong xã thảnh thơi hẳn. Bởi thay vì phải vác ống chạy khắp vườn, giờ thì chỉ cần hòa phân vào với nước, bấm nút cho khởi động hệ thống tưới là có thể rảnh tay để làm việc khác, trong khi vườn cây của mình được đảm bảo tưới đầy đủ, độ thấm sâu hơn nhiều khi tự tưới bằng tay”.

Đến thời điểm hiện tại, hơn 80% hộ dân tại xã Hưng Lộc đã áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm, giúp cây phát triển nhanh và có hiệu quả cao.

 - 1

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt đang được nhiều hộ dân trong cả nước áp dụng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng

Tương tự, sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông nông dân Nguyễn Bá Thịnh (xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đã tìm hiểu và ứng dụng phương pháp tưới nước nhỏ giọt vào vườn hồ tiêu nhà mình và đem lại những kết quả hết sức khả quan.

Đặc biệt, hệ thống tưới nước tiết kiệm tự động được ông Thịnh cải tiến có thể sử dụng được ở 3 mục đích: Tưới nước, bón phân và tưới thuốc bảo vệ thực vật, đem lại hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm rất nhiều chi phí. Hiện tại, gia đình ông Thịnh có 3,5 ha với 6.500 trụ tiêu, chi phí đầu tư cho hệ thống tưới vào khoảng 40 triệu đồng/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận hàng năm lên đến hơn 1 tỷ đồng.

“Bằng việc áp dụng mô hình tưới nước nhỏ giọt, phân hóa học lẫn thuốc trừ sâu đều được hòa tan hoàn toàn trong nước, không bị bay hơi nên có thể thấm nhanh vào trong đất, rễ cây có thể hấp thụ được ngay. Không chỉ áp dụng được cho cây tiêu, mà những loại cây trồng khác như cao su, cà phê, cây ăn trái… đều có thể sử dụng tốt mô hình tưới này”, ông Thịnh chia sẻ.

Tưới nước tiết kiệm, mô hình nông nghiệp hiện đại

Được biết, mô hình tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt) là một thế thống đường ống và dây nhựa kín được cố định và chôn ngầm (trừ phần van tưới) dưới đất trong khu vực mà người sử dụng muốn dùng để tưới cho cây cối. Cùng với đó là hệ thống máy bơm, bộ lọc, bộ hút phân, van điều áp, van đóng mở … được kết nối với nhau và thông với bồn chứa nước.

Khi sử dụng, thay vì phải kéo ống để tưới như các phương pháp tưới thông thường, người sử dụng chỉ cần ngồi một chỗ, bật công tắc là cả hệ thống sẽ tự động tưới nước một cách từ từ và đều khắp cho cây trồng.

Do lưu lượng nước nhỏ, lại được tưới thường xuyên trong thời gian dài, nên độ ẩm của đất luôn được duy trì, giúp cây trồng hấp thu hoàn toàn những lượng nước cũng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… do người nông dân sử dụng.

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Trung tâm nghiên cứu Đất – Phân bón & Môi trường phía Nam, ngay từ năm 1968, Mỹ đã là quốc gia đầu tiên nghiên cứu và áp dụng thành công hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây trồng. Nếu chỉ tính  từ năm 2000 đến nay, đã có trên 26 quốc gia áp dụng mô hình này vào trong nông nghiệp. Ưu điểm lớn nhất của mô hình tưới nhỏ giọt này là có thể sử dụng trên mọi địa hình, từ nơi nguồn nước dồi dào cho đến nơi khan hiếm nước.

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Đất – Phân bón & Môi trường, so với các cách tưới truyền thống như tưới phun, tưới ngập, tưới rãnh…, công nghệ tưới nhỏ giọt sẽ giúp tiết kiệm từ  20 - 40% lượng nước và giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng.

Qua đó, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thoái hóa đất trong nông nghiệp. Đặc biệt, khi áp dụng công nghệ tưới hiện đại này, năng suất cây trồng có thể tăng từ 10 - 40%, đồng thời, giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập cho các hộ gia đình sử dụng.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng trên thực tế, việc áp dụng mô hình tưới tiết kiệm ở nước ta hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Một phần là do công tác tuyên truyền và nhận thức của người dân về đổi mới công nghệ còn thiếu và yếu, một phần bởi chi phí đầu tư ban đầu vẫn còn khá cao so với mức thu nhập của người dân.

“Tùy theo quy mô của nhà vườn và lưu lượng nước tưới, giá thành đầu tư cho mỗi ha cây trồn dao động khoảng 40 – 60 triệu đồng. Với nhiều người, đây là con số không hề nhỏ. Với suy nghĩ của nhiều nông dân, một khi chưa nhìn thấy hiệu quả, chắc chắn họ sẽ không dám mạo hiểm bỏ tiền ra đầu tư.

Do đó, trước mắt, chúng ta cần xây dựng nhiều mô hình nhà vườn mẫu, áp dụng thành công công nghệ này để giới thiệu đến người dân. Một khi áp dụng đại trà, đây sẽ là tiền đề để phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời góp phần an sinh xã hội, bảo vệ môi trường”.

Theo thống kê của Dự án đánh giá ngành nước năm 2008, 80% lượng nước mặt ở nước ta đang được sử dụng cho ngành nông nghiệp với hơn 66.000 triệu m3 hàng năm đang được sử dụng cho việc tưới tiêu. Trong đó, lưu vực sông Mê Công và lưu vực sông Thái Bình chiếm khoảng 75% tổng sử dụng nước tưới của Việt Nam.

Tuy nhiên, diện tích thực tưới đang thấp hơn nhiều so với diện tích thiết kế (chỉ đạt 68% tổng diện tích được tưới). Cùng với biến đổi khí hậu,việc sử dụng nước tưới chưa hiệu quả như trên được xem là nguyên nhân chính khiến cho nguồn nước khan hiếm theo thời gian.
Theo Khampha.vn

 

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,806
  • Tổng lượt truy cập92,011,535
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây