Học tập đạo đức HCM

Đưa “Vua gà” lên cao nguyên

Thứ hai - 13/07/2015 06:15
Từ chục con gà Đông Tảo mua về, anh Nguyễn Văn Nam đã nuôi thành công và mở trang trại nuôi loại gà quý hiếm này. Anh là người đầu tiên đưa “vua gà” có mặt trên cao nguyên Di Linh.

Khởi nghiệp từ chục con gà Đông Tảo được ông nội mua về từ Hưng Yên, với số tiền năm triệu đồng, anh Nguyễn Văn Nam (30 tuổi) ngụ thôn 3, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã cho xây dựng chuồng trại, trở thành người nuôi thành công gà Đông Tảo đầu tiên tại đây.

Chỉ học hết lớp hai, nhưng với niềm đam mê, ý chí vươn lên thoát nghèo, ngoài việc đầu tư trồng cây cà phê, anh Nam đã tự mài mò, tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc loại gà Đông Tảo. 

Anh Nam và cặp gà Đông Tảo - Ảnh: Kim Đồng

Anh Nguyễn Văn Nam cho biết: “ tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) tôi là người đầu tiên nuôi giống gà này nên gặp khá nhiều khó khăn, không biết chúng có thích nghi được với khí hậu nơi đây không?. Tôi đã tự mài mò, tìm hiểu thông tin cách làm chuồng trại, chăm sóc… cũng may giống gà này có sức đề kháng tốt chỉ cần cho ăn điều độ, chuồng trại sạch sẽ là nuôi được. Đặt được kết quả như hiện nay tôi vui lắm!”. 

Những chú gà Đông Tảo khỏe mạnh là thành quả của anh Nam sau bao ngày mài mò tìm cách nuôi dưỡng thích hợp - Ảnh: Kim Đồng

Hiện nay, chỉ sau hai năm chăm nuôi, trại nuôi gà Đông Tảo của anh được nhiều biết đến. Trại có trên 15 con trống đã trưởng thành, có con bán với giá lên đến 10 triệu đồng, khoảng 30 con mái và hơn 100 con giống.

Ngoài nuôi gà Đông Tảo, anh Nam còn nuôi thêm gà rừng, gà Thái.Đối với anh đây là bước đầu của sự thành công, giúp anh sớm thoát nghèo. Gia đình anh Nam là hộ dân đầu tiên đưa “vua gà” có mặt trên mảnh đất Lâm Hà (Lâm Đồng). 

Mô hình nuôi gà Đông Tảo của anh Nam ở Lâm Hà là điểm sáng chăn nuôi trên mảnh đất cao nguyên 
Từ xa xưa giống gà làng Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) được người dân coi là giống gà quý, hàng năm đều được dùng làm đồ cúng tiến cho vua chúa. Hiện nay giống gà này được coi là quý hiếm và đang được nhà nước bảo tồn nguồn gen nhằm duy trì và phát triển giống gà quý này.
Theo Congan.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm250
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,400
  • Tổng lượt truy cập85,139,436
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây