Học tập đạo đức HCM

“Nặng gánh”... nông thôn mới: Bài 1- Kiệt sức vì các khoản phí

Thứ hai - 23/09/2013 20:12
Bên cạnh các mặt tích cực, sau 3 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, tiêu cực, điển hình là tình trạng lạm thu các khoản phí, lệ phí...
Thực tế này đang khiến bà con nông dân thêm nặng gánh; thậm chí ở nhiều nơi, người dân đã tỏ ra bất bình, bức xúc với cách làm của chính quyền địa phương. 

Phí làm đường, phí xây nhà văn hóa, phí đồng ruộng..., có nơi mỗi khẩu phải đóng hàng chục khoản phí, với mức đóng lên tới 8 triệu đồng để xây dựng NTM - thực tế đó đã làm người dân kiệt sức.

Vay lãi làm nông thôn mới

Chúng tôi về thôn Dương Liễu, xã Trung Tú (Ứng Hòa, Hà Nội) khi bà con đang chuẩn bị thu hoạch lúa hè thu. Do lúa kém năng suất nên người dân chẳng mấy phấn khởi. Hỏi về xây dựng NTM, ai cũng thở dài ngao ngán, bởi nhiều hộ nghèo ăn còn chưa đủ, nay phải đóng cả mấy triệu bạc, không lo sao được.

Một đoạn đường nối từ UBND xã Lê Hồng (Thanh Miện, Hải Dương) đi thôn Hạnh Phúc đang thi công dở.
Một đoạn đường nối từ UBND xã Lê Hồng (Thanh Miện, Hải Dương) đi thôn Hạnh Phúc đang thi công dở.

Ông Dư Văn Tuấn – Trưởng thôn Dương Liễu cho hay, thôn có 4,2ha đất nông nghiệp, với 135 hộ/5.400 khẩu. Hiện hơn 90% diện tích đã dồn điền đổi thửa (DĐĐT) xong với kinh phí khoảng 500 triệu đồng, nhưng thôn chưa được thành phố, huyện, xã hỗ trợ một đồng nào. “Đầu năm thôn đã phải vay lãi 240 triệu đồng, lãi suất 1,3%/tháng để trả cho đơn vị thi công. Đến ngày 24.12.2013, chúng tôi sẽ phải trả nốt 260 triệu đồng, nhưng chưa biết lấy tiền đâu để trả, nếu thành phố không cấp kinh phí, chắc chúng tôi lại phải vay lãi thôi”- ông Tuấn nói.

Một khó khăn nữa mà ông Nguyễn Tuấn Nhàn – Bí thư Chi bộ thôn Dương Liễu chia sẻ: Dương Liễu là thôn nghèo nhất xã, ruộng ít, dân số ít, trong khi đường lại dài nên bà con phải đóng góp nhiều hơn các thôn khác. “Thôn có 3,1km đường liên thôn, xóm, chúng tôi đang thi công 379m đường làng, mỗi khẩu đóng 1,2 triệu đồng, còn 1.750m nữa, mỗi khẩu phải đóng thêm 2-3 triệu đồng. Nếu tính cả tiền DĐĐT, làm đường nội đồng, mỗi khẩu phải đóng góp từ 3-5 triệu đồng, đây quả là khó khăn lớn đối với dân trong thôn”– ông Nhàn lo lắng.

Là hộ có “thâm niên” nghèo nhiều năm nay do vợ mất sớm, một mình phải nuôi 4 miệng ăn, ông Dư Văn Hoa (56 tuổi) thở dài nói: “DĐĐT, làm đường bê tông sạch đẹp, tôi rất ủng hộ, nhưng với mức thu nhập như gia đình tôi hiện nay, thì kể cả thu mức thấp nhất là 5 triệu đồng/khẩu, tôi cũng không đủ sức, chắc phải đi vay thôi...”.

Trao đổi với phóng viên, ông Vương Đăng Vượng – Chủ tịch UBND xã Trung Tú cho hay: “Là xã thuần nông, đồng chiêm trũng nên thu nhập của người dân Trung Tú mới đạt 12 triệu đồng/người/năm. Theo nghị quyết của thành phố thì chỉ hỗ trợ địa phương vật tư, còn người dân phải bỏ công làm NTM. Nhưng đặc điểm của xã là đất lún, phải kè, đòi hỏi kỹ thuật nên buộc phải thuê bên ngoài làm, kinh phí bị đội lên. Về DĐĐT, xã đang chờ thành phố, huyện phân bổ vốn. Còn tiền làm đường, chúng tôi không bắt buộc người dân đóng góp, nhưng nếu không góp bằng ngày công, thì góp bằng tiền để thuê người làm”. 

Ở một địa phương khác như xã Bình Yên (huyện Thạch Thất, HÀ Nội), người dân buộc phải đóng tiền xây dựng NTM thì mới được xã đóng dấu khi xin chứng nhận, xác nhận giấy tờ. Chị H (xin giấu tên), ở thôn Đồi Sen tỏ rõ sự bức xúc khi xã buộc chị đóng 1 triệu đồng cho thôn và phải có chữ ký xác nhận của trưởng thôn, xã mới đóng dấu cho. 

“Đóng góp cho xây dựng NTM là sự tự nguyện, làm thế này khác nào ép người dân đóng tô cao, thuế nặng như thời phong kiến. Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, nếu cứ bổ đầu người thu tiền thì chúng tôi làm sao cáng đáng được”– chị H nói. Theo tính toán, để đạt 19/19 tiêu chí vào năm 2015, xã Bình Yên cần thêm khoảng 238 tỷ đồng. Với cách thu “bổ đầu người”, mỗi hộ dân sẽ phải đóng ít nhất 15 triệu đồng nữa.

Cứ bổ “đầu sào” mà thu

Không chỉ ở Hà Nội mà một số xã ở Hải Dương, Nam Định... cũng đã và đang xảy ra tình trạng thu phí tràn lan, phí chồng phí. Thôn Lâm Cầu, xã Lê Hồng (Thanh Miện, Hải Dương) được cho là thôn giàu của xã, nhưng thu nhập của người dân cũng mới đạt gần 15 triệu đồng/người/năm, nên khi phóng viên hỏi về các khoản đóng góp xây dựng NTM, phí đồng ruộng, ai nấy đều kêu ca phàn nàn. 

Bà Bùi Thị Nghĩa nói: “Thu tiền xây nhà văn hóa, đường, điện... thì thu theo khẩu, còn các khoản làm đường nội đồng, kênh mương thủy lợi, DĐĐT... lại thu theo đầu sào. Vừa rồi, xóm làm có hơn 300m đường làng, nhưng mỗi khẩu phải đóng trên 2 triệu đồng”. 

Bà Phan Thị Dừa ở thôn Hạnh Phúc, xã Lê Hồng hạch toán: “Năng suất lúa chỉ đạt 1,8 – 2 tạ/sào, bán với giá 5.500 – 6.000 đồng/kg, nếu tính thu nhập cả 2 vụ thì chúng tôi vẫn phải bù thêm gần một nửa số tiền đóng góp”– bà Dừa cho hay.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hào– Phó Chủ tịch UBND xã Trực Hưng (Trực Ninh, Nam Định) thừa nhận: Có thôn, mỗi khẩu phải đóng tới 5 triệu đồng để làm đường, nhưng đó chỉ là “cục bộ”, chủ yếu ở những thôn, xóm có đường giao thông dài, ít dân. Các thôn khác, tùy từng nơi, nhưng trung bình mỗi khẩu chỉ phải đóng 600.000– 800.000 đồng để làm đường giao thông”.

Về điều này, ông Nguyễn Đức Hoạch– Phó Chủ tịch UBND xã Lê Hồng thừa nhận, để có nguồn thu xây dựng NTM, xã buộc phải thu theo 2 hình thức là dựa trên đầu người và đầu sào, do đó những hộ nhiều khẩu, nhiều đất lúa thì phải đóng góp nhiều, có khi lên đến hàng chục triệu đồng. 

Còn ông Phạm Văn Cướng– Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã lý giải: “Việc thu theo đầu người là để xây dựng những công trình thiết thực do dân tự nguyện đóng góp, chứ xã không thu khoản này. Còn thu theo đầu sào thì chỉ thu những công trình, dịch vụ liên quan đến canh tác như đường nội đồng, kênh mương, DĐĐT... Tính tổng các khoản, trung bình mỗi sào đóng góp từ 3–4 triệu đồng”.

Được biết, tại thôn Cự Phú, xã Trực Hưng (Trực Ninh, Nam Định), chỉ tính riêng tiền làm đường, mỗi khẩu đã phải đóng tới 5 triệu đồng, nếu tính tất cả các khoản thì có hộ phải đóng đến 20–25 triệu đồng, đó quả thực là số tiền “khủng” với nông dân. 

Chị Nguyễn Thị T (xin giấu tên) than: “Dẫu biết xây dựng NTM là cho dân, nhưng cũng phải dựa vào thu nhập của người dân để thu cho hợp lý, đằng này thôn, xã cứ bổ theo hộ, khẩu, đầu sào mà thu, cùng lúc phải nộp cả chục triệu đồng, chúng tôi lấy đâu ra”. 

Ông Nguyễn Hữu Dương – Giám đốc Sở NNPTNT Hải Dương:Tỉnh không quy định thu phí

Không riêng gì xã Lê Hồng (Thanh Miện) mà ở Hải Dương, hầu như tất cả các xã phải thu phí để xây dựng NTM. Tuy nhiên, việc thu phí này đều do các thôn, xã tự họp, bàn bạc với dân để đưa ra mức đóng góp, chứ tỉnh không có quy định nào về thu phí. 

Chẳng hạn như đóng góp xây nhà văn hóa, đình làng, đường giao thông nông thôn, nội đồng, dồn điền đổi thửa... hoàn toàn do người dân bàn với nhau. Việc thu phí cao xảy ra ở mấy trường hợp sau: Một là, thôn làm công trình như nhà văn hóa, đình làng nhiều tiền. 

Hai là, do thôn đó có đường giao thông dài, nhưng lại ít dân, nên đóng góp tăng lên. Ba là, do gia đình đông khẩu, nhiều diện tích lúa, nên khi tính theo đầu sào, đầu khẩu, số tiền sẽ đội lên.

Ông Lê Hồng Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội):Trung Tú không được hỗ trợ dồn điền đổi thửa 

Xã Trung Tú không nằm trong diện ưu tiên dồn điền đổi thửa của thành phố trong năm 2013, do đó sẽ không được hưởng hỗ trợ cho công tác dồn điền đổi thửa. Nếu xã và các thôn tự dồn điền đổi thửa thì sẽ phải tự bỏ kinh phí thực hiện. Việc vay lãi để xây dựng nông thôn mới ở thôn Dương Liễu, xã Trung Tú, chúng tôi chưa được báo cáo. 

Nhưng theo tôi đây là do người dân tự nguyện làm, chứ tôi nghĩ xã, huyện không “ép” họ vay lãi để làm nông thôn mới. Còn về việc đóng góp nhiều khoản phí để xây dựng nông thôn mới, tất cả những khoản này đều đã được bàn bạc, thống nhất giữa các hộ dân, chúng tôi không tham gia việc này. Đối với những hộ nghèo, có bao nhiêu thì đóng bấy nhiêu, chúng tôi không ép.
Nam Tùng Sơn (ghi)
 
Việt Tùng
Nguồn danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập382
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm381
  • Hôm nay30,422
  • Tháng hiện tại156,984
  • Tổng lượt truy cập85,064,020
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây