Học tập đạo đức HCM

Việt Nam tăng 5 bậc năng lực cạnh tranh toàn cầu

Thứ tư - 04/09/2013 04:54
Việt Nam được tăng 5 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2013-2014 theo xếp hạng vừa công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới.

 

 

Hôm nay 4/9, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2013 - 2014, theo đó, Thụy Sỹ và Singapore tiếp tục là 2 nền kinh tế cạnh tranh nhất trong số 148 nền kinh tế trên thế giới. Theo WEF, những tiêu chí cạnh tranh đáng chú ý nhất của Thụy Sỹ đó là trình độ cải tiến, hiệu quả của thị trường lao động và sự tinh vi trong kinh doanh.

Mỹ đứng ở vị trí thứ 5 sau Đức. Có 2 nền kinh tế châu Á lọt vào top 10 là Hong Kong (thứ 7) và Nhật Bản (thứ 9). Việt Nam xếp ở vị trí thứ 70, tăng 5 hạng so với vị trí 75 vào năm ngoái.

Biểu đồ GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 1999-2011. Biểu đồ cho thấy GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng dần qua các năm nhưng khoảng cách so với mức bình quân của các nước đang phát triển ở châu Á.
Biểu đồ GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 1999-2012. Biểu đồ cho thấy GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng dần qua các năm nhưng khoảng cách so với mức bình quân của các nước đang phát triển ở châu Á.
 
Theo WEF, việc tăng hạng này chủ yếu nhờ những cải thiện của Việt Nam về môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 87, tăng 19 bậc) khi lạm phát trở về mức một con số trong năm 2012, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng cũng được cải thiện (xếp thứ 82, tăng 13 bậc. Ngoài ra, Việt Nam cũng có bước tiến về hiệu quả thị trường hàng hóa (xếp thứ 74, tăng 17 bậc nhờ giảm các rào cản thương mại và thuế quan.

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh nêu trên, kinh tế Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Trong tất cả thứ hạng đánh giá 12 tiêu chí với kinh tế, ngoài tiêu chí quy mô thị trường (xếp thứ 36) thì các tiêu chí khác của Việt Nam đều trên 57.

Các thống kê về Việt Nam của WEF:

Dân số: 87,7 triệu người

Tổng GDP: 138,1 tỷ USD

GDP bình quân đầu người: 1.528 USD

Tỷ lệ đóng góp GDP toàn cầu: 0,39%
Đặc biệt, trong khi một số tiêu chí được tăng thứ hạng thì số khác lại giảm ví dụ như hiệu quả thị trường lao động (xếp thứ 56, giảm 5 bậc), sự phát triển của thị trường tài chính (xếp thứ 93, giảm 5 bậc), mức độ sẵn sàng về công nghệ (thứ 102, giảm 4 bậc) bởi doanh nghiệp Việt Nam vẫn chậm ứng dụng công nghệ mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các vấn đề cần quan tâm của Việt Nam được WEF chỉ ra còn có lượng phát thải CO2 lớn, sức ép về tài nguyên nước lớn hay nói cách khác, quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng đang tác động tiêu cực đến môi trường dẫn đến ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.

Báo cáo mức độ cạnh tranh toàn cầu dựa trên 12 nhân tố chính của mức độ cạnh tranh, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình hình cạnh tranh ở các nước trên thế giới. Các nhân tố này là: thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục, mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa, thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, công nghệ thông tin, quy mô thị trường, sự tinh vi trong kinh doanh và cải tiến.

Theo Gafin.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập506
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm505
  • Hôm nay73,847
  • Tháng hiện tại733,174
  • Tổng lượt truy cập93,110,838
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây