Học tập đạo đức HCM

Điểm sáng Bình Liêu

Thứ bảy - 28/11/2020 09:22
Phát triển phong trào ở tận các thôn, khe, bản; quan tâm hỗ trợ, hoàn thiện thiết chế văn hoá thể thao tận cơ sở, đồng thời đưa thể thao dân tộc vào các sự kiện lớn... là những cách làm giúp thể thao dân tộc của Bình Liêu luôn được "giữ lửa" và phát huy tốt thời gian qua.

Các VĐV đoàn Bình Liêu thi đấu nổi bật ở môn đẩy gậy và các môn thể thao dân tộc khác trong Tuần Văn hóa, Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh cuối tháng 10/2020.

Là huyện vùng cao biên giới, Bình Liêu có đa dạng các dân tộc anh em, trong đó 3 dân tộc chính là Tày, Dao và Sán Chỉ chiếm tới 96% dân số. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng và cùng có chung các môn thể thao được yêu thích như: Kéo co, đẩy gậy, ném còn, đánh quay… được tổ chức trong các dịp lễ hội, hoạt động cộng đồng.

Ông Vi Ngọc Nhất, Phó Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Bình Liêu, cho biết: Hầu hết các môn thể thao dân tộc đều được chơi theo hình thức tập thể. Các môn thể thao dân tộc là “món ăn” tinh thần không thể thiếu trong hoạt động cộng đồng ở Bình Liêu. Vì vậy, việc thường xuyên tổ chức giao lưu, thi đấu… không chỉ giúp gìn giữ, phát huy giá trị các môn thể thao dân tộc mà còn thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, tạo không khí vui tươi, đoàn kết trong cộng đồng.

Để duy trì thường xuyên, đều đặn, hàng năm căn cứ vào kế hoạch phát triển văn hoá thể thao và Nghị quyết đề ra, huyện thường xuyên tổ chức các giải thể thao, bố trí nguồn kinh phí cho các giải đấu, hoạt động thường niên trong cộng đồng này. Việc hỗ trợ được đưa xuống tận các thôn, khe, bản.

Để tạo nền tảng phát triển các môn thể thao dân tộc, Bình Liêu luôn quan tâm đầu tư về các thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở, đến nay đã hoàn thành 100%. Hiện huyện có 104 Nhà văn hoá (NVH) thôn, khe, bản. Các NVH đều có sân chơi quy mô phù hợp với thôn, bản. Cá biệt, một số xã bố trí được quỹ đất đã xây dựng các thiết chế khang trang, quy mô, như Húc Động, Lục Hồn và Đồng Văn có khu thể thao cấp xã với sân chơi đạt trên tiêu chuẩn của Bộ VH,TT&DL, với diện tích trên 2.000m2 trở lên. Đây là điều kiện thuận lợi để duy trì và phát huy các môn thể thao dân tộc, khắc phục tình hình khó khăn về địa điểm, phải tổ chức ở vườn, ruộng như trước đây.

Ông Michael Croft, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trải nghiệm ném còn nhân dịp tham quan Bình Liêu, tháng 11/2020.

Ngoài ra, Bình Liêu còn đầu tư một số thiết chế văn hoá quy mô lớn như: Nhà văn hoá cấp huyện quy mô 250 ghế, sân cỏ nhân tạo và Quảng trường 25/12 (đều ở thị trấn Bình Liêu) là cơ sở tổ chức các giải, các sự kiện thể thao dân tộc lớn.

Đáng chú ý, hệ thống các giải thể thao truyền thống được Bình Liêu hình thành và duy trì đều đặn hằng năm, trong đó đặc biệt chú trọng tỷ lệ cao của các môn thể thao dân tộc thế mạnh, như: Bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đánh quay… Phong trào được quan tâm và chỉ đạo cụ thể từ huyện giao cho các phòng ban, trung tâm, các xã… chủ động đưa các môn thể thao dân tộc vào thi đấu. Cho tới nay, Bình Liêu cũng tổ chức Đại hội Thể dục - Thể thao cấp huyện hàng năm và trung bình 10 giải đấu, hoạt động thể thao trở lên, trong đó tỷ lệ các môn thể thao dân tộc chiếm phần nhiều. Huyện cũng chú trọng tập hợp, rèn luyện và cho các VĐV tham dự đầy đủ các giải thể thao dân tộc cấp tỉnh và vùng, khu vực.

Để “giữ lửa” thể thao dân tộc, Bình Liêu quan tâm bố trí kinh phí tổ chức hoạt động, chọn hạt nhân trong cộng đồng tổ chức, truyền dạy thể thao dân tộc. Trong cộng đồng, mỗi thôn, bản đều có những người đầu trò, người uy tín đóng vai trò hạt nhân vừa vận động, tổ chức vừa dạy dỗ, truyền kinh nghiệm cho lớp trẻ. Việc quan tâm phát triển các môn thể thao dân tộc đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các bộ môn thể thao dân tộc, nâng cao sức khỏe, làm phong phú đời sống tinh thần cho bà con các dân tộc.

Một điểm nổi bật là Bình Liêu đã đưa nhiều môn thể thao dân tộc vào trong các sự kiện, lễ hội lớn, góp phần hình thành các sản phẩm du lịch của huyện. Bình Liêu đã đưa các hoạt động thể thao dân tộc vào 5 lễ hội lớn thường niên gồm: Hội hoa sở, Hội Mùa vàng, Hội đình Lục Nà, Lễ Kiêng gió, hội hát Soóng Cọ. Tại các lễ hội này, để thu hút, tăng mức hấp dẫn, giải đều được tổ chức quy củ, có điều lệ, có giải thưởng. Một số môn còn tiến hành thi đấu cấp xã, thôn bản để tìm ra đội tuyển đi thi cấp huyện, khiến việc tập luyện thêm phần nghiêm túc. Ngoài ra, khi các xã, thôn có đội tuyển tham dự giải, huyện có kinh phí hỗ trợ cho các đội tuyển này.

Bên cạnh việc lồng ghép thể thao dân tộc vào các lễ hội truyền thống, để phát huy các môn thể thao dân tộc, huyện cũng chú ý nâng cao chất lượng công tác huấn luyện VĐV tham gia các giải của khu vực cũng như toàn quốc.

Có thể thấy, các giải đấu, thể thao dân tộc đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống, tạo sân chơi bổ ích, nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc. Nhờ làm tốt công tác này, vài năm trở lại đây, tham dự ở các giải thể thao dân tộc cấp tỉnh, toàn quốc và Giải thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc, đoàn Bình Liêu thường đứng toàn đoàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, khẳng định thế mạnh ở các môn thể thao truyền thống.

"Trong thời gian tới, Bình Liêu sẽ nỗ lực đưa hoạt động thể thao dân tộc vào làm đa dạng hoá các hoạt động lễ hội, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch… Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu, cải tiến nhiều môn thể thao dân tộc, bổ sung thêm các yếu tố hiện đại để du khách dễ dàng tham gia, có những trải nghiệm thú vị, qua đó bảo tồn, phát huy tốt nhất giá trị thể thao dân tộc" - ông Vi Ngọc Nhất chia sẻ về việc phát huy thế mạnh thể thao dân tộc thời gian tới.

Hà Phong
https://www.quangninh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm164
  • Hôm nay27,901
  • Tháng hiện tại27,901
  • Tổng lượt truy cập88,706,235
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây