Học tập đạo đức HCM

Đồng Nai: Nợ hàng tỷ đồng suýt phá sản, nhưng chỉ 5 năm trồng thứ rau rẻ tiền, ông nông dân này lại giàu lên

Chủ nhật - 29/11/2020 08:54
Mô hình trồng rau muống đang được hộ nông dân xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) thực hiện đã và đang cho thu nhập từ 2 – 7 triệu đồng/ngày. Tùy thời điểm có thể cho thu nhập hơn 11 triệu/ngày nhờ trồng rau muống là một mô hình rất đáng để học tập, nhân rộng.

ngụ ấp Hòa Bình, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

Ông Hoành là bộ đội xuất ngũ, từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Chi bộ ấp. Trước khi gắn bó với nghề trồng rau muống, ông từng là chủ trại heo hàng trăm con nhưng do dịch bệnh nên bị mất hết vốn. 

Đồng Nai: Nợ cả tỷ đồng suýt phá sản, thế mà chỉ 5 năm trồng thứ rau rẻ tiền, ông nông này lại giàu lên - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Hoành, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) thu hoạch khoảng 500kg rau muống mỗi ngày

Thậm chí dịch bệnh trên đàn heo đã khiến ông Hoành nợ hàng tỷ đồng tiền ngân hàng. Trong khoảng thời gian nợ nần mà không có khả năng chi trả, ông nhớ lại mình từng được học lớp tập huấn kỹ năng về trồng trọt, cách pha chế phân bón do Hội Liên hiệp thanh niên địa phương tổ chức.

Đồng thời, được thừa hưởng những kinh nghiệm từ cha ông đã từng trồng rau muống nên ông Hoành quyết định chuyển hướng tiếp quản công việc của gia đình vào năm 2005.

Tính đến nay cũng đã được 15 năm. Từ khi chuyển qua trồng rau muống thì chỉ sau 5 năm ông đã trả hết nợ ngân hàng và từng bước gây dựng lại sự nghiệp, nuôi 3 người con ăn học thành tài.

Hiện nay, ông đang trồng rau muống trên diện tích khoảng 8.000 m2, trong đó đất thuộc sở hữu của gia đình hơn 2.000m2, còn lại là đi thuê từ các hộ khác. Thậm chí có hộ không thu tiền thuê đất ruộng mà cho gia đình ông trồng rau muống rồi trông coi giúp. 

Lúc mới bắt tay vào trồng rau muống, ông phải lên tận huyện Hóc Môn (TP HCM) để mua hạt rau muống giống. Hạt rau muống ông mua là giống rau muống nước. Mỗi ngày ông Hoành phải dậy từ lúc 12 giờ khuya cắt rau muống đến 5 giờ sáng để kịp giao cho tiểu thương ở chợ và một số nhà thờ, công ty trên địa bàn xã và bán cho các xã lân cận. 

Thời điểm cần số lượng lớn, phải hái nhiều rau muống ông Hoành phải thuê thêm từ 1 – 2 nhân công, với mức tiền công 300 ngàn đồng/ngày. Vì có đến 8.000m2 trồng rau muống nên hầu như ngày nào ông cũng có rau muống để bán.

Ông thu hoạch rau muống theo hình thức xoay vòng, hễ cắt hết thì đám rau được cắt đầu tiên đã kịp lớn, cứ như vậy mà ông có rau muống bán quanh năm.

Chia sẻ về cách làm đất trồng rau muống, theo ông Hoành cũng tương tự như làm đất trồng lúa. Nông dân phải cày xới để đất tơi ra và rải hạt rau muống giống đều lên đất. Dùng cách vỗ cho hạt rau muống giống nằm sâu trong đất, sau đó để khô nước 1 ngày rồi tiếp tục vô nước. Rau muống cứ vậy mà đâm chồi và cứ 1 tuần thì tưới nước 1 lần. 

Từ gốc rau muống sau khi cắt ngọn sẽ tiếp tục cho ra chồi non nên giúp ông Hoành tiết kiệm chi phí và công sức rất nhiều. Đối với đám rau muống sau khi cắt ông thường để khô nước khoảng 2 ngày, sau đó thì vô nước.

5 ngày sau tiếp tục bón phân và tưới nước để phân thấm dần vào đất giúp rau muống hấp thụ chất dinh dưỡng.

Nói về công đoạn chăm sóc để rau muống phát triển tốt, ông Hoành cho biết: “Ở đây chúng tôi trồng rau muống theo hình thức là cấy rau muống và chỉ có bón phân theo hướng hữu cơ. Phân hữu cơ là phân động vật như: heo, bò, gà được mua về tôi ủ cùng với phân lân trong 30 ngày và sử dụng dần. Đám rau muống nào cắt trước thì bón phân trước, sau khi bón phân xong thì vô nước để phân thấm đều giúp rau muống nhanh đâm chồi, lớn nhanh...".

Cũng theo ông Hoành, thời gian để rau muống tái tạo là từ 15 – 18 ngày, sau đó có thể thu hoạch để bán cho thương lái. Ông khẳng định, gia đình không dùng bất kỳ phương pháp nào để thúc rau nhanh lớn hoặc sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng như một số bài báo phản ánh về trồng rau muống “bẩn”.

Trong trường hợp rau muống bị sâu bệnh nhẹ thì ông pha hỗn hợp gồm: ớt, tỏi theo tỷ lệ cứ 5-6 kg thì pha với 100 lít nước. 

Bệnh trên cây rau muống thường là đốm lá, vàng lá, thân dễ bị úng, thối. Nếu rau muống nhiễm bệnh quá nặng thì ông mới nghĩ tới việc sử dụng thuốc trừ sâu nhưng thời gian thu hoạch sẽ được ông để lâu hơn từ 7 – 8 ngày. 

Không giấu nghề, ông còn hướng dẫn thêm cách trồng rau muống tại nhà, chỉ cần cắt bỏ ngọn, lấy phần thân cứng cắm xuống đất, tưới nước và che mát thì sau 2 ngày là rau bắt đầu bén rễ. Người trồng rau muống chỉ việc tưới nước và thu hoạch sau 18 ngày như cách mà ông đang làm cho ruộng rau của mình.

Với số lượng rau muống “khủng” cần thu hoạch được mỗi ngày, chủ yếu được ông tiêu thụ trên địa bàn huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) vì không đủ cung cấp ra các khu vực khác.  Giá bán rau muống ra cho thương lái khoảng 45.000 đồng/6kg rau. Trung bình 1 ngày ông cắt từ 1.000 – 1.500kg rau muống. Chỉ tính riêng việc cung cấp rau muống cho các công ty có thể đạt số lượng từ 300 – 600kg/ngày. 

Tuy nhiên, thời gian vài tháng trở lại đây,  do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều công ty cắt giảm việc làm, cắt giảm lao động nên nhu cầu tiêu thụ rau muống cũng giảm theo, do đó lượng rau ông bán ra hiện nay chỉ khoảng 500kg/ngày.

Theo đó, giá bán rau muống cũng rẻ hơn, dao động từ 20.000– 25.000 đồng/6kg rau. Hiện thu nhập từ trồng rau muống chỉ đủ để ông Hoành trả tiền công thợ và chi tiêu trong gia đình.

Nhận xét về phương pháp trồng rau muống của hộ ông Hoành, anh Nguyễn Ngọc Minh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cho biết: “Mô hình trồng rau muống này qua thực tế cho thấy hiệu quả rất cao, gấp 4 – 5 lần so với khi  trồng 1 vụ lúa. Khu đất này trước đây cũng được nông dân trồng lúa nhưng sau đã chuyển sang trồng rau. Hiện có 2 hộ đang trồng rau. Do trồng rau muống có hiệu quả kinh tế nên các hộ này hầu như không cần hỗ trợ vay vốn mà tự chủ về kinh tế. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với người làm công tác Hội Nông dân...”.

 

So với việc trồng các loại rau khác thì trồng rau muống nước khá phù hợp với những nông dân có ít vốn vì thật sự, đây là mô hình đơn giản, không cần đầu tư máy móc, hạt giống chỉ mua một lần. Đặc biệt là thời gian trồng ngắn, nhanh thu hồi vốn ban đầu.

Bên cạnh đó, rau muống là món ăn phổ biến, phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân, dễ chế biến nhiều món ngon nên rất được ưa chuộng.

Qua đánh giá, việc nhân rộng mô hình trồng rau muống này không khó. Nếu thị trường khu vực đông dân cư, tiêu thụ tốt, Hội Nông dân các địa phương có thể xem xét, khuyến khích nông dân chuyển đổi những cây trồng không hiệu quả sang mô hình trồng rau muống để cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.


 Xuân Mai (Cổng TTĐT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai)
https://danviet.vn/dong-nai-no-ca-ty-dong-suyt-pha-san-the-ma-chi-5-nam-trong-thu-rau-re-tien-ong-nong-nay-lai-giau-len-20201129165004205.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập430
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại218,998
  • Tổng lượt truy cập90,282,391
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây