Học tập đạo đức HCM

Trồng rau sạch không lo đầu ra

Chủ nhật - 29/11/2020 09:19
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân ở TP Tuyên Quang đã phát triển mô hình trồng rau sạch. Rau tại các mô hình này không lo đầu ra.
Hầu hết các mô hình trồng rau sạch tại TP Tuyên Quang đều tiêu thụ khá thuận lợi. Ảnh: Đào Thanh.

Hầu hết các mô hình trồng rau sạch tại TP Tuyên Quang đều tiêu thụ khá thuận lợi. Ảnh: Đào Thanh.

Đã 5 năm nay, mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ của các hộ nông dân ở tổ 2 phường Tân Hà, TP Tuyên Quang (Tuyên Quang) đi vào hoạt động. Mô hình có tổng diện tích 1,2 ha. Khi mới triển khai, những hộ nông dân ở nơi đây đều lo lắng nghĩ, sản phẩm làm ra mất nhiều công sức, mã không đẹp bằng rau trồng theo phương thức thông thường, có khi không bán nổi. Thế nhưng khi rau được thu hoạch, thị trường đón nhận rất tích cực bởi ai cũng muốn được ăn đồ sạch.

Ông Lại Bá Thân, hộ trồng rau ở tổ 2, phường Tân Hà, cho biết, gia đình ông trồng 2.000 m2 rau theo chuẩn hữu cơ. Làm rau hữu cơ vất vả hơn nhiều bởi phải mất công ủ phân, ủ thuốc, trồng hoa thu hút, tiêu diệt côn trùng, nhổ cỏ… Khi mới thực hiện gia đình ông cũng lo lắng vì sợ không bán được. Nhưng với mong muốn làm rau thực sự sạch, ông và vợ quyết tâm làm. Sau 5 năm triển khai, giờ đây vườn rau của gia đình có tiếng khắp thành phố Tuyên Quang. Bắp cải, cà chua, cải ngọt, đỗ quả… thu hoạch đến đâu tư thương, mối quen mua hết đến đấy với giá khá cao. Trung bình mỗi tháng, vườn rau của gia đình ông cho thu lãi từ 10 đến 12 triệu đồng.

Với quy mô 20 ha, vườn rau an toàn của các hộ dân phường Hưng Thành được xem lớn nhất tỉnh Tuyên Quang. Chương trình trồng rau an toàn được triển khai tại địa phương này đã được hơn 1 năm nay. Doanh thu bình quân từ sản xuất rau an toàn đạt 180 - 200 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Tau an toàn của phường đã được Siêu thị Tuyên Quang thu mua, cung cấp cho một số bếp ăn trường học trên địa bàn thành phố.

Từ năm 2019 đến nay anh Lê Đình Thanh, tổ 8, phường Hưng Thành đã mở rộng quy mô trồng rau từ 2 sào lên 15 sào với đủ các loại rau theo mùa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Gia đình anh tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất an toàn, từ làm đất, chăm sóc rau, không lạm dụng thuốc trừ sâu, thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng.

Anh Thanh cho biết, được sự quan tâm, định hướng của các cấp chính quyền địa phương về phát triển rau an toàn, anh đã tham gia học tập và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Từ trồng rau gia đình anh có thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm.

Khu ủ phân hữu cơ của gia đình ông Lại Bá Thân, hộ trồng rau ở tổ 2, phường Tân Hà, TP Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Khu ủ phân hữu cơ của gia đình ông Lại Bá Thân, hộ trồng rau ở tổ 2, phường Tân Hà, TP Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Từ năm 2018, trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Cầu Chéo, xã Đội Bình đi vào hoạt động. Đến nay trang trại có tổng diện tích trên 2 ha. Trong đó có trên 700 m2 là diện tích ao vừa để thả cá vừa chủ động nguồn nước tưới cho vườn rau; gần 1.000 m2 là để xây dựng nhà kho, chuồng trại chăn nuôi với 10 con bò, hơn 40 lợn thịt, khoảng 500 con gà, ngan vịt các loại.

Với kinh nghiệm nhiều năm trồng rau an toàn, ông Hùng dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, cho biết, việc chăn nuôi và trồng rau ở đây tạo thành một quy trình khép kín. Rau già, cỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Phân, chất thải của chúng được đem ủ, bón cho cây rau, không phát tán, xả thải ra môi trường. Vì làm theo quy trình sạch nên sản phẩm của trang trại làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Tuyên Quang, đến nay trên địa bàn TP Tuyên Quang có 40 ha rau an toàn, tập trung tại các phường Hưng Thành, Ỷ La, Tân Hà và Đội Cấn… Để các mô hình hoạt động theo chuẩn VietGAP, hữu cơ, Trung tâm phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra sản phẩm tại các mô hình đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân biện pháp kỹ thuật đảm bảo rau được sản xuất an toàn và cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Trung tâm cũng chủ động giúp các nhà vườn liên kết với các tư thương, doanh nghiệp để tiêu thụ rau cho người nông dân.

Đào Thanh
https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay54,100
  • Tháng hiện tại1,713,229
  • Tổng lượt truy cập98,941,410
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây