Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa

Thứ bảy - 28/11/2020 09:25
(Cổng ĐT HND) – Ông Già Sìa Pó ở thôn Tìa Chớ, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) là tấm gương điển hình vượt khó thoát nghèo vươn lên làm giàu từ phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa gắn với trồng cỏ.
Ông Già Sìa Pó là một trong những hộ điển hình của xã trong quá trình vươn lên làm giàu từ chăn nuôi
Ông Già Sìa Pó là một trong những hộ điển hình của xã trong quá trình vươn lên làm giàu từ chăn nuôi

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo khó thuộc địa bàn của huyện 30a đã qua bao đời gia đình ông phải chịu cảnh thiếu đói khi giáp hạt, không cam chịu cảnh đói nghèo, ông luôn suy nghĩ làm cách nào để đưa gia đình thoát được cảnh đói nghèo trong điều kiện quê hương sinh sống có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất canh tác chủ yếu là các đồi núi đá, địa hình chia cắt.

 
Ông đã đi đến các hộ phát triển kinh tế thành công để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm. Năm 2014, ông bàn với gia đình để vay ngân hàng CSXH huyện 60 triệu đồng đầu tư phát triển chăn nuôi.

 
Có vốn, ông mua 3 con bê giống và đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng gần 0,5 ha có voi để phục vụ chăn nuôi. Sau gần 1 năm, vừa làm vừa tìm hiểu kinh nghiệm phát triển chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò, ông đã bán 3 con bò được gần 110 triệu đồng. Từ đó, ông đã trả hết nợ ngân hàng và tiếp tục mua giống bò mới về nuôi.


Từ năm 2018 đến nay, trong chuồng nhà ông luôn duy trì nuôi từ 15 – 20 con bò, từ bê nghé đến bò tuổi xuất chuồng.

 
Ông Pó cho biết: Khi phát triển chăn nuôi bò, gia đình tôi có điều kiện thuận lợi là một số người dân địa phương phát triển chăn nuôi lâu đời nên học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
 

Bên cạnh đó, giống bò gia đình nuôi là giống bò vàng địa phương nên vật nuôi đã quen với điều kiện thời tiết khí hậu và khả năng kháng bệnh tốt. Ngoài ra, để chăn nuôi bò thành công thì bà con phải học hỏi kinh nghiệm của những hộ đã thành công và tìm hiểu các tài liệu kỹ thuật, tham gia tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh do các cơ quan chuyên môn tổ chức.

 
 Để cho bò nhanh lớn thì phải đảm bảo đủ nguồn thức ăn thô xanh và thức ăn tinh như: Bột ngô, cám gạo. Bên cạnh đó, bà con cần chủ động tiêm phòng trừ các loại dịch bệnh và vệ sinh chuồng trại; giữ chuồng trại thoáng mát về mùa hè và ấm vào mùa đông…
 

Được biết, ngoài mua giống bê nhỏ về nuôi, ông Pó còn thu mua các con bò gầy yếu của bà con tại các xã lân cận về vỗ béo để xuất bán cho các thương lái.


Ngoài phát triển chăn nuôi, gia đình ông còn trồng trên 2,5 ha ngô, nuôi lợn đen và các loại gia cầm như: Gà xương đen, vịt, ngan để phục vụ cho tiêu dùng trong gia đình và xuất bán ra thị trường nhằm nâng cao thu nhập.
 

Ông Pó cho biết, gia đình thường nuôi bò gối lứa lên 3 – 4 tháng xuất bán bò một lần, mỗi lần gia đình thường bán từ 4 – 5 con với giá bình quân 30 – 35 triệu đồng một con; có những con bò đực to lớn có thể bán với giá trên 40 triệu đồng. Tổng thu nhập từ bán bò mỗi năm đạt từ 600 – 650 triệu đồng, trừ mọi chi phí ông thu lãi khoảng 350 triệu đồng/năm.

 
Ông Hoàng Văn Chất- Chủ tịch UBND xã Xín Cái cho biết: Gia đình ông Già Sìa Pó là một trong những hộ điển hình của xã trong quá trình vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giàu từ phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa gắn với trồng cỏ. Với những thành tích đó, ông vinh dự được tham gia Hội nghị “Nông dân điển hình trong phát triển kinh tế 2019 tỉnh Hà Giang”.
 
                                                           

Phạm Văn Phú/http://hoinongdan.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại216,638
  • Tổng lượt truy cập90,280,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây