Học tập đạo đức HCM

Dưa hấu Phú Ninh

Chủ nhật - 19/04/2020 07:18
So với cây lúa thì trồng dưa hấu mang lại lợi nhuận cao gấp cả chục lần, vậy nên nhiều người dân ở Quảng Nam đã không ngần ngại chuyển đổi qua loại cây này.

Dưa hấu hợp đất Phú Ninh

Quảng Nam vốn là tỉnh thuần nông, canh tác lúa là chính. Ở nhiều địa phương, một số diện tích trồng lúa thường xuyên đối mặt tình trạng khô hạn do thiếu nước. Như huyện Phú Ninh, diện tích đất trồng lúa không hiệu quả lên tới hàng trăm hecta.

Nhiều diện tích lúa không hiệu quả, người dân huyện Phú Ninh đã chuyển qua trồng dưa hấu. Ảnh: Đăng Lâm.

Nhiều diện tích lúa không hiệu quả, người dân huyện Phú Ninh đã chuyển qua trồng dưa hấu. Ảnh: Đăng Lâm.

Theo Phòng NN-PTNT Phú Ninh, toàn huyện có khoảng 300ha diện tích sản xuất lúa không hiệu quả do thiếu nước. Những thửa ruộng này sản xuất xong 1 vụ rồi bỏ không.

Khoảng những năm từ 2004 – 2005, người dân Phú Ninh đưa dưa hấu vào trồng trên các chân ruộng khô hạn. Dưa hấu trồng đất hạn lại phù hợp, hiệu quả bất ngờ. 

So với cây lúa thì lợi nhuận mà dưa hấu mang lại cao hơn gấp cả chục lần. Ảnh: Đăng Lâm.

So với cây lúa thì lợi nhuận mà dưa hấu mang lại cao hơn gấp cả chục lần. Ảnh: Đăng Lâm.

Với chất lượng cao, quả dưa chắc, ngọt và bảo quản được lâu hơn so với các giống dưa khác, dưa ở huyện Phú Ninh (thường có tên gọi là dưa hấu Kỳ Lý) đã dần được người tiêu dùng biết đến và nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước. Giá dưa hấu Kỳ Lý được thương lái thu mua cao hơn so với những giống dưa được trồng ở các vùng, tỉnh khác, lợi nhuận từ dưa hấu mang lại cho người dân nơi đây rất cao.

Hiệu quả gấp nhiều lần so với cây lúa

Anh Phạm Công Đoàn (trú xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) cho biết, gia đình có khoảng 3 sào ruộng trước đây trồng lúa nhưng cứ đến vụ HT thì thiếu nước, năng suất không đạt. Cách đây khoảng 5 năm, gia đình anh chuyển qua trồng dưa và mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt.

“Tính ra, với một sào lúa khi canh tác sau hơn ba tháng thu hoạch thì trừ tất cả các chi phí cũng chỉ lãi được có 1 bao lúa tương đương khoảng 200.000 đồng. Chưa bằng một ngày công làm phụ xây. Nhưng 1 sào dưa hấu thì thời gian chỉ mất hơn 2 tháng mà lãi được trên dưới 15 triệu. Tuy giá cả của dưa hấu còn phụ thuộc vào thị trường nhưng hiệu quả kinh tế của nó so với lúa thì gấp bội phần”, anh Đoàn chia sẻ.

Từ kết quả thực tế, UBND huyện Phú Ninh đã quy hoạch lại diện tích trồng dưa hấu trên địa bàn. Đến năm 2019, vùng trồng dưa hấu của huyện phát triển rộng khắp ra các xã như Tam An, Tam Phước, Tam Lộc, thị trấn Phú Thịnh, Tam Thành, Tam Vinh… Đa phần, những diện tích này trước đây đều là đất trồng lúa không hiệu quả.

Có thể nói, Phú Ninh là huyện thành công nhất của tỉnh Quảng Nam trong việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, không chỉ tận dụng được triệt để và hiệu quả đất nông nghiệp của địa phương mà còn giúp nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập ổn định, khấm khá.

Dưa hấu Kỳ Lý được nhiều người biết đến về chất lượng nên giá bán cao hơn dưa trồng ở các vùng khác. Ảnh: Đăng Lâm.

Dưa hấu Kỳ Lý được nhiều người biết đến về chất lượng nên giá bán cao hơn dưa trồng ở các vùng khác. Ảnh: Đăng Lâm.

Bà Nguyễn Thị Thịnh (trú xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) cho biết, nhiều người dân trong xã thấy trồng lúa không hiệu quả nên cũng đã chuyển qua trồng dưa. Đến nay, Tam Phước trở thành xã có diện tích dưa hấu lớn nhất của huyện Phú Ninh. Riêng nhà bà có 10 sào chuyên trồng dưa hấu.

“10 sào lúa thì mỗi vụ cao lắm cũng chỉ lãi được khoảng 2,5 – 3 triệu đồng. Trong khi đó với cùng diện tích này bình quân cũng thu được khoảng 15 tấn dưa. Với giá bán trung bình khoảng 5.000 đồng thì tính ra cũng được 75 triệu. Sau khi trừ chi phí và tiền công hết tầm 40 triệu thì cũng lãi được 35 triệu đồng cho một vụ. Mà thông thường thì một năm chúng tôi trồng 2 vụ như thế”, bà Thịnh chia sẻ.

Nâng cao hiệu quả từ cây dưa hấu

Được biết, tại huyện Phú Ninh vụ dưa đầu tiên được bắt đầu xuống giống từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 dương lịch, qua tháng 4 thì thu hoạch. Vụ tiếp theo kéo dài từ tháng 4 cho đến hết tháng 6. Với kinh nghiệm của người dân địa phương, họ sẽ không trồng cả 2 vụ dưa trên cùng một diện tích mà sau vụ dưa đầu tiên sẽ chuyển qua loại cây trồng khác như lúa, đậu hoặc bắp để hạn chế được sâu bệnh hại dưa.

“5 sào đất của gia đình tôi cũng chỉ sử dụng để trồng 1 vụ dưa chứ qua vụ sau đều chuyển qua trồng lúa hoặc cây khác để hạn chế sâu bệnh”, ông Trần Văn Hoàng (xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh) chia sẻ.

Theo Phòng NN-PTNT Phú Ninh thì điều kiện tự nhiên của huyện rất thuận lợi để phát triển dưa hấu. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, huyện cũng chỉ quy hoạch cả hai vụ dưa hấu của toàn địa phương khoảng 800 ha, khuyến cáo người dân hạn chế mở rộng diện tích.

Để hỗ trợ người dân, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cũng như mở các lớp tập huấn cho người trồng dưa của địa phương. Tất cả nhằm đảm bảo tăng tối đa hiệu quả kinh tế và hạn chế thiệt hại.

Từ khi người dân huyện Phú Ninh đưa cây dưa hấu về canh tác thì hầu như năm nào cũng có lãi, dưa sản xuất được bao nhiêu cũng được thương lái thu mua hết và với giá tương đối cao. Duy nhất chỉ có năm 2019 vừa qua, khi thị trường Trung Quốc truy xuất nguồn gốc với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam thì do chưa đăng ký mã vùng sản phẩm, hàng trăm tấn dưa của huyện Phú Ninh đã bị tồn đọng, phải nhờ giải cứu.

Ông Võ Thanh Anh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Ninh cho rằng, do nông sản hiện nay chưa ổn định, phụ thuộc vào thị trường nên giúp cho sản phẩm này tiêu thụ được, vừa qua huyện Phú Ninh đã đăng ký với cục Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu dưa hấu Kỳ Lý kèm theo tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

“Chúng tôi cũng hỗ trợ cho người dân làm dưa có chứng nhận VietGAP, dưa an toàn để dễ tiêu thụ được thị trường trong nước. Hiện trong xã cũng đã có 1 HTX dưa hấu có chứng nhận VietGAP với diện tích 20.000m2 và sản lượng 20 tấn/năm. Tiến tới huyện cũng tiến hành làm chuỗi liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thu cho sản phẩm dưa hấu Kỳ Lý”, ông Anh nói.

LÊ KHÁNH – MINH HẬU/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay19,629
  • Tháng hiện tại170,753
  • Tổng lượt truy cập92,548,417
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây