Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Thực trạng và định hướng phát triển các hợp tác xã lĩnh vực Thủy sản.

Thứ hai - 05/07/2021 06:40
Phát triển HTX thủy sản chính là một hướng đi mới để định hướng cho người dân hợp tác để phát triển nghề thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, sản lượng và phát triển bền vững. Đến nay, toàn tỉnh có 67 HTX thủy sản (chiếm 12,2% trong tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp); trong đó có 64 HTX thủy sản đang hoạt động (chiếm 95,5%), 3 HTX thủy sản ngừng hoạt động (chiếm 4,5%). Một số địa phương có số lượng HTX thủy sản nhiều như: Huyện Kỳ Anh (14 HTX), huyện Thạch Hà (13 HTX), huyện Cẩm Xuyên (12 HTX),... 6 tháng đầu năm 2021 có 3 HTX thủy sản thành lập mới (HTX nuôi trổng thủy sản Quyết Thắng, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà; HTX chế biến thủy hải sản Thành Đạt, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà; HTX dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên).

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, trong 64 HTX thủy sản đang hoạt động có khoảng 700 thành viên, 650 lao động tham gia HTX thủy sản, bình quân khoảng 10-11 thành viên/HTX. Mặc dù số lượng thành viên tham gia HTX thủy sản ít hơn so với các loại hình HTX trồng trọt, dịch vụ tổng hợp nhưng bản chất và hoạt động của thành viên bước đầu đã thực hiện đúng với quy định, thành viên góp vốn, có sử dụng dịch vụ của HTX,... Năm 2020 tổng vốn điều lệ đăng ký của HTX thủy sản đạt khoảng 206 tỷ đồng, bình quân đạt khoảng 3 tỷ đồng/HTX cao hơn vốn điều lệ bình quân của các loại hình HTX khác.

Kết quả đánh giá, xếp loại HTX theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phân loại và đánh giá HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp:

Trong đó có 64 HTX thủy sản đang hoạt động, có 56 HTX thủy sản tổ chức đánh giá xếp loại (chiếm 87,5%), còn 8 HTX không tổ chức đánh giá xếp loại (chiếm 12,5%). Kết quả xếp loại: 8 HTX loại tốt (chiếm 14,3%), 13 HTX xếp loại khá (chiếm 23,2%), 23 HTX xếp loại trung bình (chiếm 41,1%), 12 HTX xếp loại yếu (21,4%).

Lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm của HTX thủy sản

          HTX thủy sản trên địa bàn hoạt động đa dạng với ngành nghề như nuôi trồng thủy sản nội địa, chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá…

Trong những năm gần đây, nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, số lượng Hợp tác xã thủy sản ứng dụng công nghệ cao còn rất hạn chế. Các Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao theo danh mục tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN chủ yếu là công nghệ: “Ứng dụng công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh thuỷ sản”. Với công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, các Hợp tác xã đã hạn chế được ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh... Đặc biệt, môi trường nuôi ổn định, ít bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ gây ra. Tuy nhiên, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao của các HTX chủ yếu đang tự bao tiêu chưa có liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng…

Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao điển hình có hiệu quả như: HTX Xuân Thành, HTX NTTS Hoàng Thông, HTX NTTS và dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Liên, HTX Thái Minh Thùy (huyện Nghi Xuân), HTX NTTS Quyết Tiến -Cẩm Dương có năng suất bình quân 20-40 tấn/ha với quy trình kỹ thuật tiên tiến nuôi nên đã hạn chế được dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững;... Một số HTX nuôi trồng thủy sản đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng trên đơn vị diện tích, áp dụng quy trình nuôi theo hướng VietGAP như HTX Phúc Lộc (Thạch Khê –Thạch Hà), HTX NTTS Xuân Quý (Hộ Độ - Lộc Hà), 1 số HTX đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP như HTX Xuân Thành (Nghi Xuân), HTX Quyết Tiến - Cẩm Dương.

Trong những năm gần đây, số lượng HTX tham gia Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ngày càng nhiều. Một số HTX có sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên như: HTX thu mua và chế biến thủy hải sản Chiến Thắng, xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh (sản phẩm nước mắm Luận Nghiệp), HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Mạnh Cường, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh (sản phẩm nước mắm Bà Thinh),...

Liên kết, sản xuất tiêu thụ sản phẩm

Liên kết trong sản xuất thủy sản nói chung và liên kết đối với các HTX thủy sản nói riêng đã được hình thành, tuy nhiên chỉ mới có liên kết theo từng khâu trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Chủ yếu là liên kết trong khâu sản xuất như liên kết với doanh nghiệp để cung ứng giống, vật tư đầu vào,... như liên kết với các công ty cung ứng giống: CP, Việt Úc, Nam Miền Trung, Thông Thuận…; liên kết với các công ty cung ứng thức ăn: CP, Thăng Long, UP, Grobest,,…và được sự hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình nuôi.

Đặc thù của sản phẩm thủy sản thường có tính thời vụ, giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ lớn và đa dạng các hình thức tiêu thụ như bán vào các chợ nhỏ lẻ trên địa bàn, bán hàng tươi sống đi ra các tỉnh phía Bắc, xuất theo con đường tiểu ngạch (Trung Quốc), bán vào các nhà máy đông lạnh,… nên các HTX chưa mặn mà với việc liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, mà tiêu thụ theo nhu cầu thị trường để tranh thủ giá bán cao hơn.

Mặc dù trong nuôi trồng thủy sản những năm gần đây có bước phát triển, tuy nhiên diện tích nuôi manh mún nhỏ lẻ, chưa hình thành được nhiều vùng nuôi thâm canh tập trung, sản xuất hàng hoá lớn. Từ đó dẫn tới công tác kiểm soát môi trường dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Thị trường đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập. Nhiều hộ nuôi, vùng nuôi khi thu hoạch bị tư thương ép giá làm giảm hiệu quả kinh tế. Sự liên kết 4 nhà: nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông (người nuôi), nhà nước còn lỏng lẻo.

*Những khó khăn, hạn chế

          Hoạt động của HTX quy mô còn nhỏ lẻ, khó mở rộng; vốn điều lệ thấp tập trung chủ yếu vào tài sản cố định, thiếu vốn lưu động. Các dịch vụ cung ứng cho thành viên vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với nhu cầu thực tế mà thành viên và người dân kỳ vọng. Hoạt động chủ yếu đang mang tính chất phục vụ cho kinh tế hộ thành viên, chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường.

Năng lực quản lý của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc HTX còn hạn chế, chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nên gặp khó khăn trong quản lý, lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh; làm việc không ổn định lâu dài trong HTX; Bộ máy kế toán thiếu chuyên môn nghiệp vụ, một số HTX không có kế toán.

Phần lớn các HTX thủy sản hoạt động quy mô chưa lớn, hầu hết đều tự tìm mối tiêu thụ, cung cấp nhỏ lẻ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

HTX còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn nên chưa mạnh dạn đầu tư,mở rộng quy mô sản xuất; việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và kiểm soát chất lượng sản phẩm có nhiều hạn chế;...

Các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực thủy sản tại Hà Tĩnh còn ít và chưa mặn mà trong liên kết sản xuất với các hợp tác xã sản xuất nuôi trồng thủy sản.

          * Kế hoạch, định hướng phát triển

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động; nhà nước tạo môi trường và hỗ trợ để các hợp tác xã nông nghiệp nói chung và hợp tác xã thủy sản nói riêng phát triển trên tinh thần tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích.

Duy trì và cũng cố HTX thủy sản đã có, phát huy hiệu quả về tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh. Đi đôi với việc phát triển nhanh các HTX thủy sản mới với nhiều hình thức, đa dạng khác nhau. Theo từng quy mô nuôi, hình thức nuôi, đối tượng nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau cho phù hợp với thực tế từng địa bàn để có điều kiện phát triển kinh tế. Đồng thời thành lập các hiệp hội ở các cơ sở xã, huyện để hỗ trợ cho HTX phát triển.

Khuyến khích phát triển các HTX dịch vụ hậu cần nghề nuôi trên cơ sở giám sát chỉ đạo chặt chẽ của ngành, phát triển đúng hướng, cạnh tranh lành mạnh. Lấy chất lượng hiệu quả và chữ tín làm đầu. Thành lập các hiệp hội, chế biến, hiệp hội dịch vụ hậu cần nghề thủy sản, tạo điều kiện cho sản xuất hiệu quả bền vững./.

 Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại222,137
  • Tổng lượt truy cập90,285,530
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây