Học tập đạo đức HCM

Hành trình đưa sản phẩm “Gạo ruộng rươi” đạt chuẩn OCOP

Thứ hai - 05/07/2021 06:58
Bằng bản lĩnh, nghị lực cùng niềm đam mê mãnh liệt với đồng đất Hải Phòng, chị Nguyễn Thị Hà, Giám đốc HTX Sản xuất, Kinh doanh - Dịch vụ nông nghiệp Thụy Hương (HTX Thụy Hương) và lãnh đạo HTX đã mạnh dạn biến cánh đồng trũng hóa “đồng vàng”.

Cũng từ đây, sản phẩm “Gạo ruộng rươi” hình thành và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

t26.JPG
Chị Nguyễn Thị Hà làm nông nghiệp với tình yêu và niềm đam mê.

Từ đam mê nông nghiệp

Chúng tôi đến thăm chị Nguyễn Thị Hà ở xã Thụy Hương (Kiến Thụy, TP. Hải Phòng) một ngày tháng 6. Tiếng là Giám đốc HTX nhưng chị Nguyễn Thị Hà chẳng mấy khi ngồi ở văn phòng. Hôm tìm đến gặp chị cũng là lúc chị đang nhanh tay cùng xã viên gieo mạ khay, chuẩn bị mạ cho vụ mùa tới.

Chị Hà tốt nghiệp Khoa Kinh tế (Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và làm kế toán cho một doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, khi chứng kiến cảnh người dân bỏ ruộng, bỏ cây lúa ngày một nhiều, mang theo những trăn trở ấy, chị quyết tìm hướng đi, phương thức sản xuất mới cho cây lúa.

Chị Hà bỏ ngang công việc trong sự tiếc nuối của gia đình và quyết định khởi nghiệp từ làm nông. Chị nhớ lại ngày đầu: “Bản thân tôi sinh ra từ làng, từ vùng quê nghèo chủ yếu sống nhờ vào cây lúa. Khi học xong, lớn lên, tôi luôn muốn làm gì đó để đổi mới phương thức cấy lúa, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp. Suy nghĩ này cứ ám ảnh tôi mãi. Năm 2011, tôi thực hiện gieo mạ khay với số vốn chỉ vài triệu đồng, vụ đầu lúa cho năng suất tăng 25%, phân bón giảm 15% so với sản xuất thông thường. Sau vụ đầu tiên sản lượng tăng cao, giảm chi phí đầu tư nên người dân quanh khu vực phấn khởi và tìm đến tôi nhờ gieo mạ hộ”.

Tiếng lành đồn xa, người dân quanh vùng tìm đến học tập cũng như cung ứng mạ cho nhiều đơn vị tại các địa phương. Năm 2014, chị vay 1,3 tỷ đồng để đầu tư mua khay gieo mạ. Hiện, chị nhận gieo cho khoảng 800ha/vụ, cung cấp cho người dân tại TP. Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên.

Không muốn chỉ dừng lại ở sản xuất cá thể, chị vận động những hộ dân có cùng đam mê sản xuất nông nghiệp với mình thành lập HTX. Tháng 8/2017, HTX Sản xuất, Kinh doanh, Dịch vụ nông nghiệp Thụy Hương được thành lập với 9 thành viên góp vốn. Để bắt đầu công cuộc cùng nông dân cơ giới hóa đồng ruộng, HTX đầu tư 3 mấy cấy, 2 máy làm đất, 1 máy gặt, 1 hệ thống máy sấy thóc, 11.000 khay gieo mạ, 1 giàn gieo mạ… với tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng.

Đến sản phẩm “Gạo ruộng rươi”

TP. Hải Phòng có diện tích đất ngoài đê thích hợp với sản xuất lúa - rươi tập trung tại các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy. Tiềm năng lớn là vậy, nhưng người dân lại chưa thực sự khai thác hiệu quả, phần lớn thường bỏ cấy lúa để “săn rươi”. Trong khi nếu sản xuất lúa thì sẽ cho lợi nhuận gấp đôi, gấp ba so với cấy lúa thông thường.

t26b.jpg
Năng suất lúa tại ruộng rươi năm nay đạt 140kg/sào.
TIN TÀI TRỢ

Nhận thấy lợi thế của vùng đất Hải Phòng mang lại là rất lớn, chị Hà lên ý tưởng cho việc cấy lúa trên ruộng rươi, bằng việc vận động nông dân cấy lúa hữu cơ vụ chiêm và “săn rươi” vào vụ mùa, vừa nâng cao thu nhập, vừa cải tạo đồng ruộng, góp phần tăng sản lượng rươi.

Chị Hà tâm sự: “Ngày đó, tôi tìm về xã Ngũ Phúc (huyện Kiến Thụy) để xin người dân cho cấy 3 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) lúa trên ruộng rươi. Tôi phải làm cam kết đầu tư hết từ làm đất cho đến chăm sóc, còn khi thu hoạch thì lúa sẽ là của dân, phải làm vậy bà con mới đồng ý cho tôi làm và cũng nhờ 3 sào lúa ấy, nay tôi mới tạo nên sản phẩm “Gạo ruộng rươi”.

“Rươi là loài nhạy cảm với môi trường, thường sống ở các vùng cửa sông, bãi nước lợ ven biển, những nơi có vùng đất và nước sạch không bị ô nhiễm bởi phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Vì canh tác hoàn toàn tự nhiên nên sản phẩm gạo năng suất thấp, chỉ đạt khoảng 90kg/sào, riêng năm nay thời tiết thuận lợi, lúa được mùa, đạt tới 140kg/sào. Mặc dù, lúa trồng trên ruộng rươi có năng suất không cao, nhưng bù lại thu nhập từ rươi gấp 20 lần thu nhập từ lúa. Ngoài lúa, trung bình 1ha ruộng rươi, lúa thu được 300 -500kg rươi”, chị Hà cho biết thêm.

Hiện, toàn bộ lúa của bà con cấy trên ruộng nuôi rươi đều được HTX Thụy Hương bao tiêu tại ruộng. Sau đó, lúa được đem sấy chậm theo phương pháp công nghiệp đến độ ẩm tiêu chuẩn để đảm bảo hạt lúa giữ được chất lượng tốt nhất mà không phụ thuộc vào thời tiết.

Có 3 loại gạo ruộng rươi trên thị trường là gạo nếp, gạo lứt tím thảo dược và gạo trắng xát dối, được đóng gói trọng lượng 2kg, 5kg, 10kg. Giá các loại gạo ruộng rươi là 50.000 đồng/kg.

Hai năm qua, do tình hình dịch Covid-19  diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thông thương, tiêu thụ hàng hóa. Không bó tay, lùi bước trước đại dịch, HTX Thụy Hương đã chuyển hướng, đem sản phẩm của mình đi giới thiệu tại các chợ dân sinh, khu dân cư, kêu gọi các đơn vị, tổ chức tiêu thụ sản phẩm của HTX.

Được thị trường, người dân đón nhận, hiện nay, HTX cung cấp gạo cho Nhà máy chế biến gạo tại Văn Lâm - Hưng Yên, Công ty cổ phần Gạo Hà Nội, siêu thị Minh Khai, siêu thị Coopmart, các cửa hàng thực phẩm sạch tại nhiều địa phương trong cả nước.

Năm 2020, HTX cung cấp ra thị trường hơn 200 tấn “Gạo ruộng rươi”, riêng 6 tháng đầu năm 2021 cung cấp trên 100 tấn “Gạo ruộng rươi”. Doanh thu đạt trên 6 tỷ đồng/năm 2020.

Sản phẩm OCOP 3 sao

HTX Thụy Hương đã và đang tạo nên sản phẩm gạo “sạch”. Nỗ lực của HTX cũng dần được đền đáp khi năm 2019, sản phẩm “Gạo ruộng rươi” trở thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp thành phố.

t26a.jpg
Sản phẩm OCOP “Gạo ruộng rươi” được trưng bày tại hội chợ, được quảng bá đến người dân trong và ngoài thành phố.

Hiện, diện tích canh tác lúa trên ruộng rươi của HTX Thụy Hương khoảng 200ha tại Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Tứ Kỳ… Các sản phẩm chế biến từ “Gạo ruộng rươi” đã có mặt tại hơn 20 tỉnh, thành phố.

Chị Hà chia sẻ: “Thời gian tới, vượt qua khó khăn do dịch bệnh, thời tiết, HTX sẽ mở rộng quy mô sản xuất, tiếp tục bao tiêu, thu mua nông sản, hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, giảm chi phí sản xuất “Gạo ruộng rươi”, hạ giá thành sản phẩm để mọi người dân cùng biết đến sản phẩm gạo sạch”.

Được biết, mới đây, HTX Thụy Hương đã canh tác giống lúa ST25 trên đồng đất ruộng rươi và đạt kết quả rất tốt.

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển HTX, chị Hà trở thành cá nhân tiêu biểu được UBND TP. Hải Phòng biểu dương về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 Phạm Trang/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay17,421
  • Tháng hiện tại972,949
  • Tổng lượt truy cập93,350,613
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây