Học tập đạo đức HCM

Quy trình sử dụng phân bón hữu cơ phối hợp phân vô cơ cho sản xuất rau an toàn ở các tỉnh phía Bắc

Thứ tư - 12/05/2021 20:58
Quy trình được áp dụng đối với các loại rau chính (cà chua, dưa chuột, rau muống, mồng tơi, cải bắp, củ cải) và các loại rau có đặc điểm nông sinh học tương tự ở các vùng trồng rau an toàn có phân hữu cơ hoặc có phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi và có chế phẩm sinh học.

a) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất cà chua an toàn

* Loại phân và liều lượng bón

- Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 25% phân vô cơ kết hợp với 75% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:

+ Phân hữu cơ: 1,5 - 2 tấn phân hữu cơ và 3 - 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 2,5 - 3,5 tấn phân hữu cơ.

+ Phân NPK: 400 - 600 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 140 - 150 kg urê, 185 - 220 kg supe lân và 140 - 150 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 65 - 70 kg N, 30 - 35 kg P2O5 và 85 - 90 kg K2O.

- Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:

+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 - 8 tấn.

+ Phân NPK: 400 - 600 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 75 - 85 kg urê, 160 - 190 kg supe lân và 150 - 165 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 - 40 kg N, 25 - 30 kg P2O5 và 90 - 100 kg K2O.

* Phương pháp bón

- Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân khi làm đất.

- Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây cà chua gồm:

+ Thời kỳ hồi xanh: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ bắt đầu xuất hiện hoa: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ ra hoa rộ và bắt đầu đậu quả: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ thu quả đợt đầu: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

b) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất dưa chuột an toàn

* Loại phân và liều lượng bón

- Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 25% phân vô cơ kết hợp với 75% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:

+ Phân hữu cơ: 0,6 - 0,8 tấn phân hữu cơ và 3 - 4 tấn phân chuồng ủ hoặc 1,5 - 2 tấn phân hữu cơ.

+ Phân NPK: 400 - 600 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 75 - 85 kg urê, 160 - 190 kg supe lân và 85 - 100 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 - 40 kg N, 25 - 30 kg P2O5 và 50 - 60 kg K2O.

- Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:

+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 - 8 tấn.

+ Phân NPK: 400 - 600 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 45 - 55 kg urê, 190 - 250 kg supe lân và 100 - 115 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 20 - 25 kg N, 30 - 40 kg P2O5 và 60 - 70 kg K2O.

* Phương pháp bón

- Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân, bón khi làm đất.

- Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây dưa chuột gồm:

+ Thời kỳ hồi xanh: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ bắt đầu xuất hiện hoa: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ ra hoa rộ và bắt đầu đậu quả: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ thu quả đợt đầu: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

c) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất rau muống an toàn

* Loại phân và liều lượng bón

- Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:

+ Phân hữu cơ: 1,3 - 1,5 tấn phân hữu cơ và 3 - 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 2,5 - 3 tấn phân hữu cơ.

+ Phân NPK: 200 - 300 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 55 - 65 kg urê, 125 - 155 kg supe lân và 60-65 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 25 - 30 kg N, 20 - 25 kg P2O5 và 35 - 40 kg K2O.

- Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:

+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 - 8 tấn

+ Phân NPK: 300 - 400 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 65 - 85 kg urê, 155 - 185 kg supe lân và 85 - 100 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 30 - 40 kg N, 25 - 30 kg P2O5 và 50 - 60 kg K2O.

* Phương pháp bón

Bón lót 100% phân hữu cơ và 100% phân lân (bón khi làm đất). Bón thúc vào thời kỳ cây con và sau mỗi lần thu hoạch (không bón trực tiếp vào cây) với lượng bón từ 20 - 25% NPK, urê và kali clorua.

d) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất rau mồng tơi an toàn

* Loại phân và liều lượng bón

- Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:

+ Phân hữu cơ: 1,3 - 1,5 tấn phân hữu cơ và 3 - 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 2,5 - 3 tấn phân hữu cơ.

+ Phân NPK: 200 - 300 kg NPK (5:10:3). Có thể sử dụng NPK (16:16:8), khi đó sẽ giảm lượng N, P, K nguyên chất.

+ Các loại phân đơn: 55 - 65 kg urê, 125 - 155 kg supe lân và 60 - 65 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 25 - 30 kg N, 20 - 25 kg P2O5 và 35 - 40 kg K2O.

- Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:

+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 - 8 tấn

+ Phân NPK: 300 - 400 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 45 - 55 kg urê, 220 - 250 kg supe lân và 75 - 85 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 20 - 25 kg N, 35 - 40 kg P2O5 và 45 - 50 kg K2O.

Phương pháp bón

Bón lót 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân (bón khi làm đất). Bón thúc vào thời kỳ cây con và sau mỗi lần thu hoạch (không bón trực tiếp vào cây) với lượng bón từ 20 - 25% NPK, urê và kali clorua.

e) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất bắp cải an toàn

* Loại phân và liều lượng bón

- Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:

+ Phân hữu cơ: 2 - 2.5 tấn phân hữu cơ và 3 - 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 3 - 4 tấn phân hữu cơ.

+ Phân NPK: 400 - 600 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 75 - 85 kg urê, 155 - 185 kg supe lân và 150 - 165 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 - 40 kg N, 25 - 30 kg P2O5 và 90 - 100 kg K2O.

- Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:

+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 8 - 10 tấn

+ Phân NPK: 400 - 600 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 75 - 85 kg urê, 185 - 220 kg supe lân và 150 - 165 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 - 40 kg N, 30 - 35 kg P2O5 và 90 - 100 kg K2O.

* Phương pháp bón

- Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân (bón khi làm đất).

- Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây bắp cải như:

+ Thời kỳ hồi xanh: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ trải lá bàng: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ bắt đầu cuốn: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ 10 - 15 ngày sau khi bắt đầu cuốn: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

g) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất củ cải an toàn

* Loại phân và liều lượng bón

- Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:

+ Phân hữu cơ: 1,3 - 1,5 tấn phân hữu biến và 3 - 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 2,5 - 3 tấn phân hữu cơ.

+ Phân NPK: 300 - 400 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 55 - 65 kg urê, 185 - 220 kg supe lân và 75 - 85 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 25 - 30 kg N, 30 - 35 kg P2O5 và 45 - 50 kg K2O.

- Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:

+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 - 8 tấn

+ Phân NPK: 300 - 400 kg NPK (5:10:3).

+ Các loại phân đơn: 45 - 55 kg urê, 220 - 250 kg supe lân và 75 - 85 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 20 - 25 kg N, 35 - 40 kg P2O5 và 45 - 50 kg K2O.

* Phương pháp bón

- Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân (bón khi làm đất).

- Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây củ cải gồm:

+ Thời kỳ sinh trưởng thân lá: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ bắt đầu tạo củ: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

+ Thời kỳ củ phát triển: bón 40% lượng NPK, urê và kali clorua.

BBT (gt)
http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm221
  • Hôm nay21,219
  • Tháng hiện tại403,242
  • Tổng lượt truy cập90,466,635
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây