Học tập đạo đức HCM

Triển vọng trồng tre Mạnh Tông lấy măng

Thứ hai - 14/04/2025 04:21
Cây tre Mạnh Tông được trồng trên vùng đất hoang hóa tại xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc) đang sinh trưởng phát triển tốt, bắt đầu cho thu hoạch những lứa măng đầu tiên. Với ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, cho sản phẩm măng có giá trị kinh tế cao,… Mô hình này đang mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Tre mạnh tông là loại cây được trồng để lấy măng, măng tre có giá trị dinh dưỡng cao, được xem là loại rau sạch, có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như măng hộp, măng chua, măng khô, măng lát, măng sợi… nên rất được thị trường ưa chuộng.
Với mong muốn phát triển giống cây trồng mới có giá trị kinh cao ở địa phương, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Can Lộc đã phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm thực hiện mô hình liên kết thử nghiệm trồng tre mạnh tông lấy măng.
Sau khi hoàn thiện việc quy hoạch, cải tạo đất trồng, nguồn giống, kinh phí sản xuất, nhân công... Tháng 7/2022, trên diện tích hơn 2 ha đất hoang hóa thuộc thôn Sơn Bình, xã Thượng Lộc, hơn 1.600 gốc măng tre mạnh tông được trồng thử nghiệm với tổng số vốn đầu tư gần 300 triệu đồng.
hinh 1
Cây tre Mạnh Tông được trồng lấy măng tại xã Thượng Lộc đang sinh trưởng phát triển tốt và cho những lứa măng đầu tiên.
Để đảm bảo tre phát triển tốt và tạo sản phẩm chất lượng, đáp ứng vấn đề liên kết bao tiêu sản phẩm sau này, mô hình đã áp dụng quy trình trồng theo phương pháp hữu cơ, sử dụng hoàn toàn bằng phân chuồng ủ hoai và phân bón hữu cơ vi sinh do Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm cung cấp.
Nói về kỹ thuật trồng tre mạnh tông, ông Phan Đình Thắng – cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc cho biết: Tre mạnh tông là giống cây dễ trồng, nhưng để tối ưu hóa năng suất và chất lượng, việc trồng và chăm sóc cần tuân thủ nghiêm một số quy trình kỹ thuật. Theo đó, đầu tiên, cần lựa chọn cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đất được cải tạo kỹ và tơi xốp. để măng tre phát triển tốt và cho năng suất cao, khi làm luống trồng phải đảm bảo mật độ phù hợp, mỗi hàng cách nhau 5m, khoảng cách giữa các cây 3 m để tạo được thông thoáng cho tre quang hợp và thúc đẩy quá trình tạo măng; giữa các hàng cần làm rãnh để giữ nước về mùa khô cũng như thoát nước về mùa mưa, giúp duy trì độ ẩm thích hợp cây mới hấp thu dinh dưỡng tốt.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc định kỳ cũng rất quan trọng. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây và sau mỗi vụ thu hoạch, người trồng cần tỉa bỏ những cây già, cây bệnh, cây ra hoa để tập trung dinh dưỡng cho cây mới. Mỗi bụi tre chỉ nên giữ lại 3 - 5 cây khỏe mạnh. Sau đó, tiến hành xới đất tơi xốp quanh gốc để cắt bớt rễ già, tạo điều kiện cho rễ mới phát triển. Đồng thời, việc bón phân hữu cơ định kỳ 2 - 3 lần/năm sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, giúp măng mọc đều và khỏe mạnh.
Đến giai đoạn thu hoạch măng, người trồng cần chú ý thời điểm thu hoạch hợp lý để măng đảm bảo chất lượng. Thường thì từ khi búp măng nhú lên mặt đất, sau khoảng 30-35 ngày là thời điểm thu hoạch thích hợp nhất, bởi lúc này măng không quá già và cũng không quá non, hàm lượng dinh dưỡng đạt cao nhất.
hinh 2
Với ưu điểm dễ trồng, không tốn công chăm sóc, được trồng theo hướng hữu cơ, nên sẽ tạo sản phẩm măng tre an toàn thực phẩm.
 “Hiện nay, bên cạnh thu hoạch “bói” những lứa măng đầu tiên,  chúng tôi đang tập trung chăm sóc theo dõi và lựa chọn những măng khỏe, đẹp để lại làm cây mẹ; đồng thời cắt tỉa, loại bỏ những cây bị yếu, già, để tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cây còn lại, nhằm tạo ra sản phẩm măng đạt năng suất, chất lượng cao nhất. Tầm khoảng 3 tháng nữa, măng sẽ cho thu hoạch đại trà. Với kết quả bước đầu, có thể đánh giá mô hình trồng tre mạnh tông theo phương pháp hữu cơ tại xã Thượng Lộc đã thành công và đủ điều kiện để nhân rộng trong thời gian tới.”. ông Thắng cho biết thêm.
Được biết tre Mạnh Tông  được mệnh danh là giống “siêu măng” do có khả năng tạo sinh khối lớn. Nếu chăm sóc tốt thì thời gian khai thác có thể kéo dài 10 - 15 năm. Măng có thể cho thu hoạch quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào vụ chính từ tháng 4 - 10 âm lịch. Mỗi búp măng nặng khoảng 2-3kg và mỗi bụi có năng suất trung bình đạt khoảng 1 tạ măng. Theo tính toán, trung bình mỗi ha măng tre có thể cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.
Hiện nay, trên thị trường, giá bán măng tre mạnh tông từ 10 - 20 nghìn đồng/kg măng tươi (tùy thời điểm). Ngoài ra, loại măng này thường được chế biến thành măng chua, măng khô… để nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, khi cây tre được khoảng 3 năm tuổi có thể chiết nhánh làm giống, đáp ứng yêu cầu nguồn giống cho bà con nông dân.
Trao đổi với ông Phạm Ngọc  Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc được biết, dự định trong thời gian tới, Trung tâm sẽ vừa mở rộng quy mô trồng, đồng thời chế biến sâu các sản phẩm từ măng tre sau khi thu hoạch nhằm cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường, vừa tích cực nhân giống để cung cấp cây giống chất lượng cho người dân có nhu cầu để phát triển kinh tế.
Nguyễn Xuân Diệu - Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Từ khi đưa cây tre mạnh tông vào trồng đã cho thấy cây phát triển rất tốt, chứng tỏ đây là giống cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương, có triển vọng phát triển kinh tế, đặc biệt là đã mở ra hướng sản xuất mới cho những vùng đất hoang hóa, bạc màu. Thời gian tới, địa phương sẽ khuyến khích bà con đến học hỏi, nhân rộng mô hình, từng bước đa dạng hoá cây trồng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.”.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay40,407
  • Tháng hiện tại1,330,372
  • Tổng lượt truy cập98,558,553
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây