Học tập đạo đức HCM

Xã Thượng Lộc đa dạng hóa vật nuôi nâng cao giá trị sản xuất

Thứ hai - 14/04/2025 06:00
Là một xã thuộc vùng Trà Sơn của huyện Can Lộc với diện tích gần 2.800 ha, xã Thượng Lộc có nhiều thế mạnh, tiềm năng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi. Trong đó, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị sản xuất được xem là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đang được xã Thượng Lộc quan tâm thực hiện. Thời gian qua, việc phát triển, đa dạng hóa các đối tượng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp lớn vào sự phát triển của xã đồng thời góp phần xây dựng Nông thôn mới địa phương.
Năm 2019, sau khi cùng một số người bạn vào miền Nam để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm tại các trang trại nuôi chồn hương, anh Nguyễn Văn Đức tại thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc thấy đây là mô hình chăn nuôi rất hiệu quả, đem lại thu nhập cao. Trở về quê, khi các thủ tục đã được cơ quan chức năng cấp phép, anh bỏ số vốn hơn 1 tỷ đồng thuê 2 ha đất của địa phương, mua 60 con chồn mẹ, 20 con chồn bố và xây dựng 180 ô chuồng, thành lập trang trại nuôi chồn hương Đức Thắng để khởi nghiệp từ loại động vật hoang dã này. Thời gian đầu khi mới chăn nuôi, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ tìm tòi học hỏi và áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên đàn chồn hương ngày càng sinh sôi, phát triển. Đến năm 2020, anh Đức đã tự túc được con giống và mở rộng thêm 200 ô chuồng nuôi. Đến nay, trang trại có quy mô lên tới 3.000 ô chuồng với 700 con chồn mẹ, 200 con chồn bố sinh sản và hơn 1.000 con chồn baby trở thành một trong những trang trại nuôi chồn hương lớn nhất cả nước.
h1 1
Mô hình chồn hương của Trang trại chồn hương Đức Thắng
Để có được thành quả như ngày hôm nay, theo kinh nghiệm của anh Đức, ngoài việc đầu tư chuồng trại thì việc lựa chọn con giống cũng như việc quản lý, chăm sóc chồn là rất quan trọng vì chồn hương là động vật hoang dã, đòi hỏi người nuôi phải am hiểu đặc tính của loài vật này.
Mỗi năm trang trại xuất bán ra thị trường từ 2.000 đến 3.000 con chồn giống, đem lại nguồn thu hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, trang trại còn liên kết liên kết với một số trại chồn khác  nhằm cung cấp con giống, thiết kế, thi công chuồng trại, đồng thời chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người có mong muốn đầu tư nuôi loài động vật này. Là một mô hình mới điển hình về phát triển kinh tế, traị chồn hương Đức Thắng tạo việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương với mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng.
h2
Trang trại chăn nuôi gà theo hướng liên kết của anh Nguyễn Thọ
Trang trại chăn nuôi gà theo hướng liên kết của anh Nguyễn Thọ, thôn Thanh Mỹ, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc là một trong những mô hình chăn nuôi mang lại thu nhập cao. Anh Thọ cho biết, sau khi tìm hiểu các mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại liên kết anh đã mạnh dạn đầu tư hệ thống chuồng trại quy mô, khép kín rộng 1.200m2. Anh đầu tư lắp đặt giàn mát, quạt thông gió để kiểm soát nhiệt độ trong chuồng, máng ăn uống tự động điều chỉnh định lượng phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của gà. Ngoài ra trang trại gà còn có máy phát điện dự phòng và hệ thống lọc nước xử lý tia UV đảm bảo chất lượng an toàn. Nhờ đầu tư bài bản về chuồng trại, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, đến nay, mô hình của gia đình anh Thọ có tổng đàn lên tới 12 nghìn con gà siêu thịt. Mỗi năm, trung bình gia đình anh quay vòng được 2-3 lứa.
Trang trại của anh Thọ hiện đang liên kết với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam. Công ty chịu trách nhiệm cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cho trang trại. Vì vậy, để đầu tư mô hình, gia đình anh không cần phải bỏ vốn mua giống, lại được đảm bảo thị trường đầu ra. Việc nuôi gà theo chuỗi liên kết mang lại hiệu quả cao vì chỉ phải đầu tư chuồng trại, công chăm sóc, còn lại từ con giống, thuốc thú y và kỹ thuật đều có công ty hỗ trợ. Khi gà đủ trọng lượng theo quy định, Công ty sẽ bao tiêu sản phẩm và thanh toán theo lứa gà được xuất với giá từ 6.200 - 6.500 đồng/kg. Mỗi năm đem lại tổng doanh thu cho gia đình anh từ 300 đến 400 triệu đồng.
Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình chăn nuôi tổng hợp đã và đang là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với người dân xã Thượng Lộc. Thông qua mô hình, nhiều người dân trong xã đã vươn lên phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng, tiêu biểu là gia đình bà Nguyễn Thị Ánh ở thôn Anh Hùng.
Tận dụng diện tích đất vườn đồi rộng, bà Ánh đầu tư chuồng trại nuôi lợn khép kín với đầy đủ trang thiết bị nhằm tạo môi trường nuôi tốt nhất cho giống lợn nái sinh sản và nguồn giống lợn thịt tại chỗ. Với số lượng hơn 10 con lợn nái sinh sản hiện có, trung bình mỗi năm sản xuất ra khoảng 180 đến 200 con lợn giống. Đàn lợn con sau khi tách mẹ sẽ được chuyển sang chuồng nuôi thịt, một phần con giống sẽ cung cấp cho bà con có nhu cầu mua về chăn nuôi. Chuồng nuôi lợn thịt luôn duy trì quy mô từ 50 - 70 lợn thịt/lứa. Đàn lợn thịt được nuôi đạt trọng lượng từ 110 - 130 kg mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất chuồng và sẽ được thương lái đến thu mua tại nhà. Mỗi năm gia đình bà Ánh bán từ 130-150 con lợn thịt, đem lại nguồn thu từ hơn 150 triệu đồng mỗi năm.
h3 1
Mô hình chăn nuôi tổng hợp của bà Nguyễn Thị Ánh
Cùng với sự đầu tư bài bản và chịu khó, ham học hỏi bà Ánh đã biết cách tổ chức, sản xuất và khai thác hiệu quả 2ha đất vườn thành trang trại tổng hợp. Không chỉ dừng ở việc chăn nuôi lợn thịt, bà Ánh đầu tư cải tạo diện tích đất còn lại đào ao nuôi cá leo, cá mè… nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và xử lý môi trường. Ngoài ra, tận dụng các ao hồ, mỗi năm bà Ánh còn thả nuôi từ 500-700 con vịt theo hình thức cuốn chiếu. Nhờ chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, lựa chọn giống vịt có tỷ lệ sống cao, tốc độ lớn nhanh, ít thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon và được thị trường ưa chuộng. Sau 2-3 tháng thả nuôi. Vịt có thể xuất chuồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm bà Ánh lãi hơn 60 triệu đồng.  Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp này, bình quân một năm gia đình bà Ánh thu nhập được từ 200 đến 300 triệu đồng, giúp kinh tế gia đình được nâng cao và cải thiện hơn.
Trên thực tế nghề chăn nuôi đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở nông thôn, do tranh thủ được nguồn thức ăn từ tự nhiên và mang lại lợi nhuận khá cao. Do đó, các địa phương cần khuyến khích nông dân phát triển thêm nhiều đối tượng nuôi khác nhằm góp phần đa đạng hóa vật nuôi, giảm áp lực về đầu ra và chủ động được nguồn cung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc.
Ông Nguyễn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã thượng Lộc, huyện Can Lộc cho biết: Toàn xã Thượng Lộc hiện có hơn 160 mô hình cho thu nhập 100 triệu đồng trở lên. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng các đối tượng vật nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao là hướng đi đang được nhiều nông dân thực hiện nhằm phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số loại vật nuôi cho năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng, phát triển bền vững đồng thời phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên, để phát triển mạnh nghề chăn nuôi rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãi về tín dụng. Cùng với đó các trang trại, các hộ chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
Ánh Nguyệt
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay52,952
  • Tháng hiện tại1,089,480
  • Tổng lượt truy cập98,317,661
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây