Học tập đạo đức HCM

Giải pháp nào cho nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững?

Thứ tư - 26/08/2020 06:16
Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng 4.0, nền nông nghiệp của Việt Nam nói riêng và các nước nói chung đều có xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Khu vườn trồng cây có sử dụng phân bón hữu cơ Bio A+.

Khu vườn trồng cây có sử dụng phân bón hữu cơ Bio A+.

Xong chính vì vậy, cũng kéo theo nhiều hệ lụy đối với môi trường, điển hình như việc lạm dụng phân bón hóa học gây thoái hóa đất đai, ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản, đặc biệt là sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy có giải pháp nào cho vấn đề này hay không?

Mặt trái của phân bón hóa học

Như chúng ta đều biết, phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ, được sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Những hợp chất hóa học trong phân bón chứa các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng như: N, P, K, Ca, Mg, Cu, Zn,… Từ các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt, phân hóa học được chia thành 3 loại cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali.

Là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. Phân đạm cung cấp Nitơ cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % Nitơ trong phân.

Tuy nhiên, việc lạm dụng phân đạm sẽ làm gia tăng sự mất cân đối các dưỡng chất trong đất, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Đồng thời, dùng lượng đạm quá cao sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản nông sản cũng như tích lũy NO3- trong rau và các loại cây thực phẩm sẽ là nguy cơ đe dọa sức khỏe con người và vật nuôi.

Ngoài ra, theo các nhà khoa học thì khí N2O gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn khí CO2 gấp 300 lần. Trong sản xuất nông nghiệp, một lượng đáng kể đạm bị thất thoát vào không khí khi bón đạm Ure hoặc Sulphate Amon gây lãng phí và gia tăng hiệu ứng nhà kính.

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thì mỗi năm lượng đạm thất thoát xấp xỉ 1 triệu tấn (tính chung cho cả 2 quá trình đi xuống nước ngầm và bốc hơi vào khí quyển). Đây quả thực là một khối lượng đạm tự do rất đáng lo ngại cho an toàn thực phẩm, sức khỏe con người và môi trường Việt Nam.

Đồng thời, hàng năm, một khối lượng lớn phân bón vào đất nhưng không được cây trồng sử dụng, gây lãng phí, trong đó, một phần bị rửa trôi hoặc thấm sâu gây ô nhiễm nguồn nước. Việc dư thừa đạm, lân trong nước uống hoặc thức ăn đều có tác hại đối với sức khỏe con người.

Thừa đạm gây giảm hemoglobin trong máu gây hội chứng da xanh ở trẻ em và tăng nguy cơ gây ung thư; trong khi đó, thừa phospho sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, gây nguy cơ loãng xương.

Vì vậy, có thể nói việc sử dụng tiết kiệm phân bón hóa học nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản, đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường là rất quan trọng.

Phân bón hữu cơ Bio A+: Hiệu quả, thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh đó, việc ra đời các loại phân bón thế hệ mới, có nguồn gốc hữu cơ, vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng vừa an toàn mới môi trường đất, nước và không khí là điều vô cùng cần thiết.

Nhằm cung cấp giải pháp hiệu quả cho vấn đề trên, Công ty TNHH Bio A+ Việt Nam đã luôn sáng tạo, cập nhật và đổi mới trang thiết bị, quy trình công nghệ để đưa ra những loại phân bón mới và hiệu quả rất rõ so với những loại phân cùng chủng loại trên thị trường.

Với mong muốn cung cấp các sản phẩm phân bón hữu cơ nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và phát triển bền vững. Công ty TNHH Bio A+ đã xây dựng nhà máy sản xuất phân bón tại Lào, với diện tích hơn 5hecta  ứng dụng dây chuyền công nghệ kết hợp giữa châu Âu và châu Á, mỗi năm nhà máy cung cấp khoảng 15.000 tấn đến 30.000 tấn phân hữu cơ ra thị trường Việt Nam và một số quốc gia lân cận.

Phân bón hữu cơ Bio A+ có tác dụng làm xốp đất, cải tạo đất, hỗ trợ cân bằng hệ sinh thái cho đất, các vi sinh vật có lợi giúp hỗ trợ xử lý xác bã thực vật, cố định nitơ tự do, phân giải phân lân khó tan, giúp cây trồng kháng bệnh do nấm, vi khuẩn gây nên.

Phân bón hữu cơ Bio A+ có thành phần chứa hợp chất mùn (Humic axit và Fulvic axit) tạp phức hợp với các khoáng chất đa, trung và vi lượng, nhằm khuyến khích sự phát triển của vi sinh vật trong đất, phá vỡ vật liệu thực vật cũ và chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây trồng tốt hơn.

Chính vì vậy, cây trồng sử dụng phân bón Bio A+ có khả năng chịu đựng được khô hạn, phèn, nhiễm mặn; chống chịu bệnh hại tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, hạn chế tối thiểu việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng. Chính vì vậy, giúp trồng trọt cho năng suất cao, nông sản thu hoạch được có hương vị thơm ngon đặc trưng.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Bio A+ Việt Nam (từ bên trái sang).

Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Bio A+ Việt Nam (từ bên trái sang).

Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Bio A+ Việt Nam chia sẻ: “Trước khi đưa phân bón hữu cơ Bio A+ ra thị trường, công ty chúng tôi đã có các đề án nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm trên đa dạng các loại cây trồng và đều thu được kết quả tốt đẹp. Nông sản sử dụng phân bón của công ty cho chất lượng và hương vị thơm ngon hơn.

Ngoài ra, các chỉ số đo lường chất lượng môi trường đất, nước, không khí sau khi thu hoạch đều đảm bảo sự cân bằng phù hợp, vì vậy, bà con nông dân có thể an tâm khi sử dụng loại phân bón này.

Với dòng sản phẩm phân hữu cơ Bio A+, chúng tôi mong rằng có thể từng bước làm thay đổi quan niệm của bà con nông dân đối với việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp: bón phân đúng, đủ, an toàn nhằm bảo vệ môi trường, tạo ra các loại nông sản chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe của con người.”

Ngoài ra, người dân khi mua sản phẩm phân bón hữu cơ Bio A+ đều được đội ngũ các nhân viên, kỹ sư hỗ trợ về kỹ thuật trồng trọt và sử dụng phân bón sao cho hiệu quả, với hy vọng có thể tìm ra giải pháp hỗ trợ bà con nông dân nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, cây trồng có khả năng chống chọi với nhiều loại sâu bệnh, từ đó, giảm dần lượng thuốc bảo vệ thực vật giúp môi trường trong lành hơn.

Đây cũng chính là yếu tố nền tảng góp phần vào công cuộc xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và bền vững mà nước ta đang hướng tới.

PV/ Nông nghiệp.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay25,169
  • Tháng hiện tại1,004,794
  • Tổng lượt truy cập91,068,187
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây