Học tập đạo đức HCM

Tái đàn lợn cả nước đạt gần 82% so với trước dịch

Thứ tư - 26/08/2020 06:08
Do việc tái đàn lợn kịp thời nên tính đến 1/7, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 25,18 triệu con, tương đương gần 82% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch.

12 tỉnh tăng đàn, tái đàn lợn đạt trên 100%

Trong đó, có 12 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn lợn trên 100% (trung bình là 118,3%) so với thời điểm trước khi có dịch (tháng 12/2018). Đứng đầu là Bình Phước đạt 164,7%; tiếp đến là Bình Định, Kon Tum, Đăk Nông, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Yên Bái, Hòa Bình, Tây Ninh, Sơn La, Lâm Đồng, Khánh Hòa.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình tái đàn lợn tại TP. Hải Phòng tháng 7/2020. Ảnh: Tùng Đinh

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình tái đàn lợn tại TP. Hải Phòng tháng 7/2020. Ảnh: Tùng Đinh

9 tỉnh khác đã có tỷ lệ tái đàn lợn từ 90 đến dưới 100% (trung bình tái đàn 94,3% so với 31/12/2018); 20 tỉnh đã có tỉ lệ tái đàn tử 70 đến dưới 90% (trung bình tái đàn 81,0%) và chỉ còn 22 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tái đàn mới đạt dưới 70% (trung bình tái đàn chỉ đạt 55,5% so với 31/12/2018).

So với thời điểm 31/12/2018, vùng có tỉ lệ tái đàn lợn cao nhất là vùng Đông Nam Bộ, với tỉ lệ tái đàn đạt trên 100; thấp nhất là vùng ĐBSCL (đạt 60,9%); còn lại vùng khác như Tây Nguyên đạt 96%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 93,9%, Trung du Miền núi phía Bắc đạt 80, 2% và ĐBSH tái đàn đạt 68%.

So với 1/1/2020, tỉ lệ tái đàn tính tới đầu tháng 7/2020 của cả nước đã đạt 111,6%, cao nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (đạt 117,2%), thấp nhất là Trung du Miền núi phía Bắc (đạt 108,2%), các vùng khác như ĐBSCL đạt 114,6%, Tây Nguyên 111,2%, Đông Nam Bộ 110,8% và ĐBSH 109,7%.

Cùng với đó, việc tái đàn, tăng đàn tại các doanh nghiệp lớn cũng đã được đẩy nhanh. Cụ thể theo báo cáo của 16 doanh nghiệp và đơn vị chăn nuôi lợn lớn: Đàn lợn thịt đến tháng 7/2020 đạt trên 4,88 triệu con, tăng so với 1/1/2019 (trước khi xảy ra Dịch tả lợn Châu Phi - DTLCP) là 52,8%, tăng so với 1/1/2020 là 46,8%. Kế hoạch của 16 doanh nghiệp đến hết Quý III/2020, tổng đàn lợn sẽ đạt 5,17 triệu con và Quý IV/2020 đạt 5,36 triệu con (tăng 68% so với 1/1/2020).

Biến động tổng đàn lợn cả nước từ khi xẩy ra DTLCP đến 1/7/2020 (đơn vị tính: triệu con). Đồ họa: Lê Bền.

Biến động tổng đàn lợn cả nước từ khi xẩy ra DTLCP đến 1/7/2020 (đơn vị tính: triệu con). Đồ họa: Lê Bền.

Đối với đàn lợn nái, đến tháng 7/2020, theo báo cáo của các địa phương tổng đàn nái của cả nước đạt trên 2,93 triệu con, tăng hơn 7,7% so với 01/01/2020, đạt 99,8% so với kế hoạch của Quý II/2020 (trong đó có 115 nghìn con cụ kỵ và ông bà).

Cùng với đàn nái, đến tháng 7/2020 cả nước có trên 56 ngàn con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái. Mặc dù, đàn nái như vậy nhưng từ tháng 10/2019 các cơ sở mới bắt đầu phối giống sau đó mới tái đàn, nên đến cuối Quý III đầu Quý IV/2020 mới cơ bản đủ con giống cho sản xuất.

Trong điều kiện hiện tại khó khăn về giống, các cơ sở chăn nuôi đã tăng tỷ lệ chọn lợn giống, kết quả đã tăng được trên 18 nghìn con nái cụ kỵ và ông bà. Với số lượng trên 18 nghìn con đã bù đắp kịp thời số lượng lợn cụ kỵ và ông bà giảm đàn do DTLCP (khoảng 11 nghìn con) và đáp ứng cho tăng trưởng 0,5%/tháng (trên 6 nghìn con năm 2020), tổng là 17 nghìn con.

Cũng theo Cục Chăn nuôi, nhu cầu lợn thương phẩm sau cai sữa sản xuất trong năm 2020 cần khoảng 11,5 triệu /quý. Trong khi đó, nguồn cung Quý I/2020 đã đáp ứng khoảng 10,5 triệu con (còn thiếu khoảng 1 triệu con); Quý II/2020 đã đáp ứng 10,8 triệu con (thiếu khoảng 700 nghìn con); Quý III/2020 đáp ứng 11,3 triệu con (thiếu khoảng 200 nghìn con) và Quý 4/2020 dự báo sẽ đáp ứng khoảng 11,7 nghìn con, đáp ứng được đầy đủ và bắt đầu dư so với nhu cầu sản xuất lợn thịt thương phẩm.

Bên cạnh đó trong 6 tháng đầu năm 2020, đàn nái cụ kỵ, ông bà của 16 doanh nghiệp lớn cũng tăng 27,81%; đàn nái bố mẹ tăng 6,56%. Khả năng sản xuất lợn nuôi thương phẩm của 16 doanh nghiệp trong năm 2020 ước khoảng 4 triệu con/quý, thay thế khoảng 2,5-3 triệu con/quý. Như vậy trong Quý III/2020, các doanh nghiệp đã có con giống bán ra ngoài thị trường.

Cùng với đó, năm 2020, cả nước sẽ nhập khẩu khoảng trên 16 ngàn con lợn cụ kỵ và ông bà; với số lượng lợn giống nhập khẩu và số lượng tự sản xuất trong nước sẽ chủ động được số lượng giống thay thế theo chu kỳ sản xuất, như vậy sẽ đáp ứng được lợn giống cho sản xuất từ năm 2021-2024.

Tăng mạnh nhập khẩu lợn giống

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi và Cục Thú y, 7 tháng đầu năm 2020, đã có 130 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hơn 93.248 tấn thịt lợn các loại chủ yếu từ các nước Canada, Đức, Ba Lan, Braxin, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Liên bang Nga, tăng 223% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt trên 93% kế hoạch Chính phủ giao.

Việc tăng cường nhập khẩu lợn giống, nhất là lợn cụ kỵ, ông bà sẽ giúp cung cấp đủ nhu cầu tái đàn từ nay tới cuối năm 2020. Ảnh: TL

Việc tăng cường nhập khẩu lợn giống, nhất là lợn cụ kỵ, ông bà sẽ giúp cung cấp đủ nhu cầu tái đàn từ nay tới cuối năm 2020. Ảnh: TL

Bên cạnh đó trong 7 tháng đầu năm 2020, cũng đã có 27 lần doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng 292.590 con lợn giống. Trong đó từ đầu năm 2020 đến hết tháng 7/2020, đã có 15 doanh nghiệp nhập khẩu với số lượng 16.537 con lợn giống các loại, chủ yếu từ các nước Hoa Kỳ, Canada, Thái Lan, Đài Loan…..

Số lượng nhập khẩu lợn cụ kỵ và ông bà cuối năm 2019 và 6 tháng 2020 là trên 5 nghìn con. Như vậy, nhập khẩu đàn lợn cụ kỵ và ông bà tăng so với năm 2018 là 287%, so với năm 2019 tăng 101%. Từ đầu năm 2020 đến nay, nhập khẩu lợn giống bố mẹ đạt 11,84 nghìn con để tái đàn nái tăng nguồn cung con giống, đặc biệt các doanh nghiệp nhập khẩu lợn bố mẹ từ 80-100kg chuẩn bị phối giống để sớm có con giống phục vụ sản xuất trong năm 2020.

Với số lượng lợn giống nhập khẩu và số lượng tự sản xuất trong nước, sẽ chủ động được số lượng giống thay thế theo chu kỳ sản xuất, như vậy sẽ đáp ứng được lợn giống cho sản xuất từ năm 2021-2024.

Từ ngày 12/6-12/8/2020, đã có 40 lượt doanh nghiệp của Việt Nam đăng ký kiểm dịch nhập khẩu hơn 5 triệu con lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi thịt và giết thịt. Trong đó, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 97.338 con lợn thịt từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm.

LÊ BỀN/ Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay23,843
  • Tháng hiện tại1,003,468
  • Tổng lượt truy cập91,066,861
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây