Học tập đạo đức HCM

Có chí sẽ giàu

Thứ tư - 31/10/2012 20:34
Năm 2001, UBND xã Tây Hưng thực hiện chủ trương chuyển đổi 144,5ha trồng lúa năng suất bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản và làm trang trại. Vợ chồng ông Tẩn mạnh dạn nhận thầu 2ha.

Việc làm giàu của gia đình ông Phạm Đức Tẩn, xã Tây Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng bắt đầu từ năm 2001, khi đó UBND xã Tây Hưng thực hiện chủ trương chuyển đổi 144,5ha trồng lúa năng suất bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản và làm trang trại. Vợ chồng ông mạnh dạn nhận thầu 2ha.

Ban đầu, vốn có hạn, ông chia đôi số diện tích này. Một nửa đào ao thả cá, một nửa còn lại cấy lúa. Năm đầu tiên, toàn bộ lãi bán cá và lúa, ông đầu tư đào nửa diện tích còn lại để thả cá. Nhưng vận may không đến với gia đình ông, năm ấy toàn bộ tôm, cá bị dịch bệnh chết nổi trắng ao.

Ông Phạm Đức Tẩn.

Không nản, ông vay vốn ngân hàng tiếp tục thả cá. Ông mua tài liệu, tìm đọc sách, báo, đồng thời tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản do Hội ND tổ chức. Nhờ đó, các vụ cá sau đó ông thắng lợi.

Lãi từ nuôi cá, ông đầu tư nuôi vịt đẻ trứng. Ngoài tiền bán trứng, phân vịt được ông tận dụng làm thức ăn cho cá. Song vận may lại một lần nữa tuột khỏi tay ông. Năm 2003- 2004, dịch cúm gia cầm bùng phát, hơn 500 vịt đẻ mỗi ngày ăn hết 300.000 đồng tiền thức ăn mà trứng đầy nhà không có người mua. Ông Tẩn nén nỗi buồn, động viên gia đình: “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.

Năm 2005, gia đình ông tiếp tục đầu tư nuôi 1.000 con vịt đẻ, sau đợt dịch cúm gia cầm, thị trường tiêu thụ mạnh, trứng bán được giá, mỗi ngày trừ chi phí, ông thu lãi 200.000 đồng.

Giờ đây, gia đình ông đã có trang trại khép kín: Trên bờ trồng 10.000 gốc chuối; dưới ao nuôi 2.000 con vịt đẻ đồng thời thả 10.000 con cá. Có tiền, ông đấu thầu thêm đầm cho vợ chồng người con trai cả làm.

Tích lũy được chút kinh nghiệm nuôi cá, vịt, trồng chuối, ông hướng dẫn lại bà con trong xã. Ai thiếu vốn, ông cho mượn không lấy lãi. Không chỉ vậy, ông còn tích cực ủng hộ Quỹ Từ thiện, đóng góp vào Quỹ Khuyến học của địa phương, mỗi năm 1- 2 triệu đồng; ủng hộ hội viên nghèo, gia đình chính sách, tặng quà, Quỹ Xóa nhà tranh, xây dựng đường làng ngõ xóm từ 2-3 triệu đồng trở lên... Nhiều buổi sinh hoạt Hội ND xã, chi hội, ông được mời truyền đạt kinh nghiệm làm ăn cho hội viên... Ông Tẩn vinh dự 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích SXKD giỏi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay43,616
  • Tháng hiện tại997,428
  • Tổng lượt truy cập92,171,157
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây