Học tập đạo đức HCM

Nhân rộng mô hình gieo mạ khay, cấy máy trong sản xuất vụ xuân 2024

Thứ sáu - 12/01/2024 02:25
Vụ lúa xuân 2024 đang được bà con nông dân Hà Tĩnh tích cực triển khai, bên cạnh sạ theo phương thức truyền thống, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ áp dụng phương thức làm mạ khay để sử dụng máy cấy theo công nghệ Nhật Bản.
Thời điểm này, HTX Trung Hòa, là đơn vị tham gia liên kết sản xuất cung ứng mạ khay đang tập trung triển khai quy trình sản xuất, chăm sóc và tập kết mạ khay tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc để kịp cung ứng cho các địa phương đã đăng ký sản xuất vụ xuân 2024 khi khung lịch thời vụ đang cận kề.
h3 ma khay duoc cham soc tuoi am
Mạ khay sau khi qua giai đoạn hạt hóa mầm, được chuyển ra khu vực chăm sóc có che phủ nilon, theo dõi sinh trưởng cho đến lúc xuống cấy.
Bà Võ Thị Thanh Hòa, giám đốc HTX Trung Hòa cho biết: Năm nay, các địa phương đẩy mạnh tích tụ, chuyển đổi ruộng đất, hình thành cánh đồng lớn, nên tạo thuận lợi cho việc áp dụng máy cấy vào sản xuất. Chính vì vậy, diện tích đăng ký sản xuất mạ khay cũng tăng lên. Đến thời điểm này, mới đầu vụ nhưng HTX đã sản xuất được gần 10.000 khay mạ, để cung cấp cho các địa phương cấy trên diện tích khoảng 40 ha. Con số này dự kiến sẽ tăng lên nhiều cho đến khi khung thời vụ kết thúc.

 Theo ông Nguyễn Viết Xuân, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc: Thời điểm này, ngoài chỉ đạo bà con sản xuất tuân thủ khung lịch thời vụ gieo cấy lúa vụ xuân 2024, huyện đang tích cực vận động, tuyên truyền bà con áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, đặc biệt là hướng dẫn kỹ thuật làm mạ khay áp dụng máy cấy trên diện rộng.
Cũng theo ông Xuân, đây là năm thứ 3 huyện Can lộc áp dụng sản xuất mạ khay, cấy lúa bằng máy. Với hiệu quả mang lại, năm nay, không chỉ các địa phương trên địa bàn huyện đăng ký làm mạ khay mà các địa phương khác như  như: Lộc Hà, Nghi Xuân, Thành Phố Hà Tĩnh cũng đã đăng ký với diện tích mỗi địa phương từ 5-10ha. Điều đáng nói, việc sản xuất mạ khay chủ yếu phục vụ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ để tạo sản phẩm an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

         Còn tại huyện Cẩm Xuyên, từ hiệu quả mô hình thí điểm sản xuất mạ khay, cấy máy trong vụ  hè thu năm 2023, vụ xuân năm 2024 này, huyện tiếp tục nhân rộng mô hình  sản xuất mạ khay và đưa máy cấy vào áp dụng để sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sử dụng những giống lúa chất lượng cao như Hương Bình, ST25 với tổng diện tích trên100ha.
Ông Trần Văn Quyết - Thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, là một trong những hộ dân có diện tích sản xuất lúa hữu cơ áp dụng máy cấy chia sẻ: Gia đình có hơn 1 mẫu lúa (10 sào), trước đây khi đến mỗi vụ cấy gia đình rất vất vả, lo lắng vì tìm thuê người cấy rất khó khăn, chi phí lại cao. Nếu thuê cấy 1 sào lúa bằng tay cộng với tiền mua giống và các chi phí đầu tư khác tốn khoảng 480.000 đồng. Vụ hè thu vừa rồi tôi chuyển sang sử dụng mạ khay, cấy bằng máy trên diện tích 5 sào. Kết quả là giúp gia đình ông giảm được 100.000 đồng/sào, tổng cả vụ cấy là 500.000 đồng, đặc biệt lại không mất nhiều công sức so với phương thức sản xuất truyền thống. Vì thế vụ xuân này, tôi quyết định áp dụng mạ khay đưa máy cấy vào sản xuất trên toàn bộ diện tích của gia đình.
h4 ma khay duoc kiem tra ky truoc khi dua cay
Những khay mạ được kiểm tra kỹ trước khi đưa xuống cấy
        Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: Để thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa, huyện Cẩm Xuyên đã tăng cường công tác chỉ đạo các xã ngoài áp dụng máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy cuốn rơm rạ sau thu hoạch, gần đây, huyện đang triển khai xây dựng mô hình sản xuất mạ khay, sử dụng dụng máy cấy sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Từ đó, tạo sự liên kết và từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Từ triển khai thí điểm mô hình áp dụng mạ khay, máy cấy trên diện tích 8ha  trong vụ Hè thu năm 2023 tại xã Cẩm Bình; vụ xuân 2024, huyện tiếp tục đẩy mạnh nhân rộng ra các địa phương khác như xã Nam Phúc Thăng, xã Cẩm Vịnh, xã Yên Hòa, xã Cẩm Quang… với tổng diện tích trên 100 ha.  Đển thời điểm này đã có gần 30.000 khay mạ được gieo bằng máy, chăm sóc, kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá chất lượng đảm bảo sẵn sàng đưa xuống cấy bằng máy tại các địa phương đã đăng ký.
“để khuyến khích nhân rộng cũng như giúp bà con hiểu được giá trị lợi ích mang lại khi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, huyện đã có chính sách hỗ trợ về giá mua mạ, thuê máy cấy, và kêu gọi doanh nghiệp liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để nâng cao hiệu quả, tăng giá trị sản phẩm. Đồng thời huyện cũng yêu cầu đơn vị liên kết hỗ trợ bà con nông dân trả chậm chi phí đầu vào về giống, vật tư, sau khi thu hoạch lúa, đơn vị thu mua mới thanh toán.”. Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết thêm.
h5 nhung tra ma dau tien dua xuong cay tren canh dong lua huu co tai cam xuyen
Những trà mạ khay đầu tiên được đưa xuống cấy bằng máy trên cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ tại Cẩm Xuyên trong vụ Xuân 2024
Thực tế cho thấy, áp dụng phương pháp mạ khay, máy cấy có nhiều ưu việt, đó là tiết kiệm được lượng giống khoảng 30%, mạ khay được sản xuất bằng máy được chăm sóc tốt hơn, cho cây khỏe, độ đồng đều cao; Khi  áp dụng phương thức cấy bằng máy sẽ hạn chế được cỏ dại, mật độ đảm bảo, ruộng thông thoáng, bảo đảm lúa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, chất lượng lúa gạo; không những vậy mà còn giải phóng được sức lao động cho người nông dân, giảm chi phí ngày công lao động.
Việc áp dụng mạ khay, cấy lúa bằng máy của một số địa phương sẽ là tiền đề để làm cơ sở nhân rộng trong những năm tiếp theo trên địa bàn toàn tỉnh, phù hợp với mục tiêu của tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nâng cao giá trị, gia tăng chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời không làm ảnh hưởng đến đất đai, môi trường và sức khỏe con người./.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay11,656
  • Tháng hiện tại333,708
  • Tổng lượt truy cập83,389,703
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây