Học tập đạo đức HCM

Vùng rau chuyên canh lớn nhất Hà Tĩnh tất bật vào vụ Tết

Thứ ba - 02/01/2024 03:01
Bên cạnh các giải pháp luân canh gối vụ để tối đa hóa năng suất sản lượng, thì nhiều hộ dân tại vùng rau chuyên canh lớn nhất Hà Tĩnh cũng đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất rau sạch, rau an toàn theo hướng hữu cơ, để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Những ngày này nông dân tại các vùng chuyên canh rau của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang tích cực trồng và chăm sóc rau màu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng được dự báo là sẽ tăng lên rất cao.
hinh 1 nong dan dang tich cuc trong va cham soc rau mau kip phuc vu thi truong tet
 Nông dân đang tích cực trồng và chăm sóc rau màu kịp phục vụ thị trường têt
 Gia đình bà Phan Thị Đào tại thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn có hơn 4 sào đất trồng màu, chủ yếu trồng các loại rau như cà rốt, bí đỏ, dưa chuột, cải củ, hành lá....Quá trình trồng và chăm sóc chủ yếu sử dụng phân chuồng, các loại thuốc bảo vệ sinh học nên rất an toàn và được thị trường rất ưa chuộng. Để rau màu cho năng suất cao vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, thời gian này, bên cạnh việc thu hoạch một số loại rau màu ngắn ngày, gia đình bà Đào đang tập trung bón phân, làm cỏ và tưới nước để rau sinh trưởng và phát triển tốt.
Cách đó không xa, ông Nguyễn Văn Định cũng đang kiểm tra, chăm sóc những luống rau của gia đình mình. Ông cho biết, gia đình có khoảng 8 sào rau chủ yếu cà rốt, khoai lang, bí đỏ và cải củ dự kiến cho thu hoạch rải rác từ nay đến hết tết. Do rau được trồng đúng kỹ thuật, sạch và an toàn nên thương lái tìm đến tận nơi để mua. Theo ông Định, lượng rau bán ra vào dịp tết thường cao gấp 3 - 4 lần ngày thường, giá cả cũng cao hơn. Mỗi năm gia đình ông trồng từ 2-3 vụ, mỗi vụ cho thu hoạch khoảng 30 triệu đồng, đây được coi là nguồn thu nhập chính và ổn định của gia đình.
hinh 2 nho chu dong su dung he thong tuoi tu dong de thuong xuyen giu am cho dat nen cay phat trien dong deu
Nhờ chủ động sử dụng hệ thống tưới tự động để thường xuyên giữ ẩm cho đất nên cây phát triển đồng đều
Thời gian này, các thành viên của HTX rau, củ, quả Hằng Bảy, xã Thạch Văn cũng đang tích cực bám đồng. Không chỉ tập trung thu hoạch, bà con nông dân còn kịp thời xuống giống cho lứa tiếp theo để kịp lịch thời vụ đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm. Theo bà con, nhờ quá trình xuống giống gặp thời tiết thuận lợi, đất đai cải tạo bài bản; bà con cũng chủ động sử dụng hệ thống tưới tự động để thường xuyên giữ ẩm cho đất nên cây phát triển đồng đều. Nhờ trồng rau có thu nhập quanh năm nên kinh tế bà con trong THT khá hơn trước. Riêng dịp Tết, sản lượng rau bán ra thị trường rất nhiều nên thu nhập tăng từ 4 - 5 lần. Mỗi năm HTX thu nhập hơn 300 triệu đồng từ mô hình trồng rau an toàn này.
Vụ đông xuân năm nay, xã Thạch Văn đưa vào sản xuất hơn 13 ha diện tích rau màu các loại. Toàn xã có 2 Hợp tác xã và 3 Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn được đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, mạng lưới điện đảm bảo phát triển sản xuất ngày một tốt hơn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế cho diện tích trồng rau, đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, xã Thạch Văn đã mở rộng diện tích vùng trồng rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGap. Trong quá trình trồng đến chăm sóc và thu hoạch, Hội nông dân xã Thạch Văn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các hộ trồng thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuât, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên đã tạo được thương hiệu rau an toàn trên địa bàn và những vùng phụ cận với giá trị kinh tế cao, ông Lê Thành Dung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Văn cho biết.
hinh 3 nho tuan thu quy trinh san xuat an toan moi sao rau sach co the cho doanh thu tu 35 40 trieu dong 1 nam
Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, mỗi sào rau sạch có thể cho doanh thu từ 35 - 40 triệu đồng 1 năm
Còn tại vùng chuyên canh trồng rau xã Thạch Liên (Thạch Hà), thời điểm này người sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã đang tất bật chuẩn bị rau phục vụ thị trường cuối năm, nhất là Tết Nguyên đán. Một số loại rau đã sẵn sàng thu hoạch như cải củ, bắp cải, súp lơ. Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, mỗi sào rau sạch có thể cho doanh thu từ 35 - 40 triệu đồng 1 năm. Với diện tích rau VietGAP, thu nhập còn có thể cao hơn ở mức 70 - 80 triệu đồng. Mặc dù thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự quyết liệt trong tổ chức và thực hiện sản xuất, đến nay vùng sản xuất rau ở Thạch Liên đã phủ kín hết diện tích.
Để đảm bảo cung ứng cho thị trường dịp trước và trong tết, bà Ngô Thị Minh tại thôn Khang, xã Thạch Liên đã thực hiện các biện pháp luân canh, xen canh, gối vụ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hơn 4 sào bắp cải và súp lơ của gia đình. Mỗi năm từ 2-3 vụ rau, mỗi vụ cho thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bà.
Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thôn Khang, xã Thạch Liên có 35 hộ dân trên diện tích hơn 2ha trồng các loại rau củ chuẩn bị cho thị trường tết. Với phương châm không cho đất nghỉ, nên bà con sản xuất theo hình thức luân canh, xen kẽ giữa cây ngắn ngày và dài ngày. Vì vậy, từ tháng 10, bà con đã có sản phẩm xuất bán thường xuyên và kéo dài đến cận tết. Thị trường tiêu thụ chính tại các chợ ở thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà, Can Lộc. Vào thời điểm nay là giai đoạn bà con tập trung bón phân, vun đất, làm cỏ để kích thích sự sinh trưởng của cây, góp phần tăng năng suất thu hoạch, ông Trần Văn Lý, Tổ trưởng THT sản xuất rau an toàn thôn Khang, xã Thạch Liên chia sẽ.
Ông Nguyễn Danh Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà cho biết: toàn xã Thạch Liên sản xuất gần 25 ha rau, tập trung tại các vùng chuyên canh truyền thống ở thôn Thọ, thôn Khang…. và trồng xen canh, gối vụ trên diện tích hơn 10 ha tại vườn nhà. Năm nay, xã tiếp tục định hướng bà con gieo trồng các loại cây vụ đông truyền thống của địa phương như: su hào, bắp cải, cà chua, dưa chuột, đậu côve. Đặc biệt, xã có 8 ha áp dụng sản xuất theo mô hình VietGAP với trên 150 hộ tham gia, từng bước chuyển đổi sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. Giờ đây người dân xã Thạch Liên không chỉ chuyển đổi phương thức canh tác từ truyền thống sang áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn mà còn biết lựa chọn các mùa trong năm để trồng các loại rau được thị trường ưa chuộng.
Sản xuất rau màu phục vụ nhu cầu, đặc biệt là tiêu thụ trong dịp tết sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy các địa phương cần tiếp tục tăng cường vận động nhân dân tích cực sản xuất để tối đa hóa thu nhập trên đơn vị diện tích. Bên cạnh đó cần có chính sách kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, thương lái và các đại lý tham gia tiêu thụ nông sản cho nông dân; phát huy hiệu quả vai trò của hợp tác xã, tổ hợp tác trong tổ chức sản xuất từ khâu gieo trồng đến thu hoạch, chế biến./.
Ánh Nguyệt
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập583
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm582
  • Hôm nay47,280
  • Tháng hiện tại706,607
  • Tổng lượt truy cập93,084,271
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây