Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Thêm nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận VietGAP

Thứ hai - 29/01/2024 20:54
Với định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy hải sản phát triển bền vững trong tương lai, chứng nhận VietGAP thủy sản mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cơ sở nuôi trồng thủy sản, có thể kể đến như: (i) Giảm chi phí vận hành - quản lý tốt quy trình sản xuất cho cơ sở nuôi trồng:
anh co so nuoi ca dieu hong dat chung nhan vietgap san luong 35 tannam

Nhờ việc kiểm soát tốt nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào và giảm thiểu các bệnh dịch, kiểm soát rác thải môi trường tốt, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy hải sản nhờ quy trình quản lý hệ thống sản xuất chặt chẽ, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và sớm khắc phục các rủi ro trong quá trình nuôi trồng; (ii) Tăng giá trị sản phẩm - tăng uy tín chất lượng cho cơ sở nuôi trồng; (iii) Sản phẩm thủy sản được chứng nhận VietGAP mang lại giá trị cao hơn và đảm bảo hoàn toàn các tiêu chí để cung ứng cho nhà bán lẻ lớn và đáp ứng thị trường xuất khẩu thủy sản; và (iv) Tăng lợi thế cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu: Đảm bảo các yêu cầu về trách nhiệm xã hội  bao gồm về con người và môi trường - một trong những yêu cầu ưu tiên của khách hàng quốc tế, là giải pháp cho doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2023, với nhận thức đầy đủ về lợi ích VietGAP mang lại, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững, khá nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong tỉnh đã áp dụng quy phạm thực hành nuôi trông thủy sản tốt và đã được chứng nhận VietGAP. Các cơ sở được chứng nhận nhìn chung có quy mô sản xuất khá lớn và sản xuất mang tính chất hàng hóa tập trung với những đối tượng có giá trị kinh tế cao điển hình như:
Công ty TNHH Hồng Anh - Thôn Liên Tiến, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà; mã số chứng nhận: VietGAP-TS-13-02-42-0018 cho sản phẩm: Tôm thẻ chân trắng; Quy mô sản xuất 8,82ha, sản lượng 100 tấn/năm.
Công ty CP Độ thị và xây dựng - xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên; mã số chứng nhận: FAO-VS-TS-42-23-001 cho sản phẩm: Tôm nước lợ; Quy mô sản xuất 16 ha (diện tích ao bể nuôi 8 ha), sản lượng 72 tấn.
Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và Dịch vụ tổng hợp Cẩm Dương - địa chỉ: xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên; mã số chứng nhận: VietGAP-TS-13-02-42-0020 cho sản phẩm: Tôm thẻ chân trắng; Quy mô sản xuất 5,4 ha (diện tích mặt nước 1,5 ha), sản lượng 36 tấn/năm.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản Nguyễn Văn Mại - Thôn Xuân Tây, xã  Hộ Độ, huyện Lộc Hà; mã số chứng nhận: VietGAP-TS-13-08-42-001 cho sản phẩm: Tôm thẻ chân trắng; Quy mô sản xuất 5 ha, sản lượng 30 tấn/năm.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản Sáng Sáng - Thôn Thanh Long - xã  Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà; mã số chứng nhận: VietGAP-TS-13-02-42-0019 cho sản phẩm: Tôm thẻ chân trắng; diện tích mặt nước 0,8 ha, sản lượng 15 tấn/năm…
 Ngoài cơ sở nuôi tôm, hiện một số cở sở nuôi cá cũng đã quan tâm đến giá trị, lợi ích của việc sản xuất theo quy trình, quy phạm này như:  Cơ sở nuôi trồng thủy sản Nguyễn Văn Mai - Địa chỉ sản xuất: Tổ dân phố Yên Hà, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên; mã số chứng nhận: VietGAP-TS-13-02-42-0016 cho sản phẩm là Cá chim vây vàng; Quy mô sản xuất 0,5 ha, sản lượng 4,5 tấn/năm. Cơ sở nuôi trồng thủy sản Phạm Khánh Tuấn - Địa chỉ: Thôn Trung Hoa, xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh; mã số chứng nhận: VietGAP-TS-13-02-42-0017 cho sản phẩm là Cá Diêu Hồng, cá Lăng nha; Quy mô sản xuất 256 m2, sản lượng 35 tấn/năm.
Việc chứng nhận VietGAP thủy sản mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cơ sở nuôi trồng thủy sản là hướng phát triển bền vững trong tương lai. Với tỉnh ta hiện nay, đây cũng là một trong các nội dung trong tiêu chí kinh tế “Nội dung: Hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực hoặc có mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện”…trong yêu cầu về hồ sơ đánh giá công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Vì vậy, các địa phương, cơ sở nuôi trồng thủy sản trong tỉnh cần tăng cường tìm hiểu, học tập và áp dụng quy trình, quy phạm này./.
Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay39,517
  • Tháng hiện tại770,870
  • Tổng lượt truy cập91,944,599
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây