Tại hội thảo về công nghệ đệm lót sinh học (ĐLSH) trong chăn nuôi và xử lý môi trường nông thôn do Bộ KH-CN vừa tổ chức tại Hà Nội, GS.TS Phạm Văn Ty, nguyên Trưởng khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia) chia sẻ:
"Gia súc, gia cầm nuôi trên ĐLSH có cảm giác trở về tự nhiên. Tập tính của heo là thích ăn bằng vòm mũi, của gà là dùng chân để bới thức ăn, trong khi nền xi măng nuôi heo, gà không đáp ứng được các yêu cầu đó.
Ngày nào heo cũng ăn xong rồi ngủ, tâm lý căng thẳng, thậm chí chúng có thể phá chuồng, làm vỡ sàn xi măng. Vì vậy, nuôi heo, gà trên ĐLSH tương đối sạch, vi sinh vật có lợi chiếm ưu thế trong lớp lót, heo có thể chũi rác, gà có thể bới rác thoải mái, khả năng miễn dịch cao, giảm stress và các bệnh phụ phát sinh".
Cũng theo GS Ty, nuôi heo trên ĐLSH giúp chuồng nuôi không có mùi hôi, môi trường không ô nhiễm vì hầu hết phân và nước tiểu được thấm vào lớp lót và các vi khuẩn có lợi trong lớp lót phân giải. Ngoài ra, người chăn nuôi còn tiết kiệm thức ăn khi con vật khỏe mạnh hơn, tăng tỷ lệ hấp thụ tiêu hóa thức ăn.
Đặc biệt, vào mùa đông ưu thế này càng rõ ràng bởi ĐLSH là một lớp đệm tương đối ấm áp do lên men tỏa nhiệt, lượng năng lượng vật nuôi phải tiêu hao để chống lạnh giảm một cách rõ rệt, vì thế việc tiết kiệm lượng thức ăn được thể hiện rõ hơn trong thời tiết với nhiệt độ thấp.
Thêm vào đó là sự phát triển một lượng lớn vi khuẩn có lợi trong môi trường xung quanh, từ đó dịch bệnh giảm đi một cách đáng kể. Và khi vật nuôi ăn protein thể khuẩn trong tấm lót, không chỉ tiết kiệm được thức ăn mà còn rèn luyện cơ thể, hạn chế việc sử dụng kháng sinh, giảm chi phí thuốc thú y.
Thêm vào đó là số lượng vi khuẩn có ích trong lớp lót tương đối cao, những vi sinh vật có ích này còn có tác dụng loại bỏ dư lượng chất kích thích trong cơ thể vật nuôi, do đó chất lượng thịt được cải thiện rõ rệt. "Nếu áp dụng đúng cách nuôi này, chúng ta sẽ có những con heo, con gà cực sạch", GS Ty nói.
Tại hội thảo, đại diện Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho hay, tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nước về số lượng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên ĐLSH. Từ năm 2010 đến tháng 4/2013, Hà Nam đã xây dựng được 1.120 mô hình chăn nuôi heo với tổng diện tích ĐLSH là 17.750 m2.
Hiện tỉnh hỗ trợ 100% chi phí làm ĐLSH cho các hộ chăn nuôi áp dụng chế phẩm làm ĐLSH với mức 165.000 đồng/m2 đối với các hộ làm từ 10 m2 trở lên và nuôi từ 5 - 10 con/lứa. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ cho công tác đào tạo, tập huấn về quy trình, kỹ thuật cho hộ nuôi.
Cách làm ĐLSH: Bước 1: Rắc đều 35 kg hỗn hợp chế phẩm vi sinh trên 40 cm đệm lót. Sau đó lấy cào nhiều răng đảo trộn đều. Phun nước đều lên đệm lót. Kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm tay hỗn hợp rồi bỏ tay ra, lấy ngón tay đẩy nhẹ, hỗn hợp tơi ra tức là độ ẩm đã đạt 45%. Bước 2: Đưa vào lớp đệm lót thêm 32 cm, rắc đều 15 kg bột ngô đã trộn với chế phẩm vi sinh bột lên đệm lót. Sau đó lấy cào nhiều răng đảo trộn đều. Phun nước đều lên đệm lót. Kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm tay hỗn hợp rồi bỏ tay ra, lấy ngón tay đẩy nhẹ, hỗn hợp tơi ra tức là độ ẩm đã đạt 45 - 50%. Sau đó phủ bạt hoặc nilon lên. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;