Ảnh minh họa |
Năm 2013, để phù hợp với yêu cầu của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản của nông dân Đà Lạt, Metro bắt đầu hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuẩn VietGAP. Đến năm 2014, đã có trên 150 trang trại rau quả ở Đà Lạt tham gia dự án này.
Sau gần 9 năm áp dụng tiêu chuẩn sản xuất để xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn tại Đà Lạt, Metro đã tạo được vùng nguyên liệu an toàn cung cấp cho toàn bộ hệ thống hơn 11.000 tấn rau củ quả mỗi năm. Dự kiến đến hết năm nay, số hộ sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ tăng lên trên 80%.
Với lợi thế nằm cạnh vùng tiêu thụ rau lớn, các vùng rau chuyên canh thuộc các huyện ngoại thành TPHCM đang phát triển rất nhanh về diện tích, điển hình là xã Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Công ty CP nông nghiệp GAP đã hợp tác cùng HTX với diện tích trồng rau hơn 200 ha, triển khai quy trình trồng rau sạch theo phương pháp mới, bón phân bón hữu cơ Vermaplex và Black Castings do công ty cung cấp, không sử dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV.
Tại Thanh Hóa, từ tháng 9/2010, tỉnh đã ký kết thỏa thuận với Bộ NNPTNT để thực hiện mô hình thí điểm áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt cho ngành hàng rau, thịt lợn, thịt gà an toàn tại địa phương. Theo đó, 2 mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gồm: Mô hình trồng rau an toàn tại HTX nông nghiệp Quảng Thắng (xã Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa) và mô hình trồng rau an toàn tại HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) đã được hình thành.
Xã Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa, hiện có 13 ha rau, trong đó có 2,5 ha rau được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP - với 35 hộ tham gia. Theo tính toán của các hộ trồng rau, nếu trồng lúa, mỗi năm người nông dân chỉ thu về khoảng 40 đến 50 triệu đồng/ha, trong khi đó, nếu trồng các loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân có thể đạt năng suất 25-35 tấn/ha mỗi đợt, mỗi năm thu hoạch khoảng 5-8 đợt, với giá bán trung bình từ 4.000-5.000 đồng/kg như hiện nay thì trừ vốn, công lao động, nông dân có thể thu lãi trên 300 triệu đồng/năm.
Tại xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa), mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP với 4,5 ha gồm các loại rau cải xanh, rau muống, mồng tơi, xà lách, bắp cải, cà chua, đậu ăn quả, dưa chuột, su su... cũng cho hiệu quả kinh tế không kém. Theo tính toán của nông dân thì trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP tuy năng suất thấp hơn khoảng 15-20%, nhưng bù lại, giá bán tăng gần gấp đôi so với các loại rau sản xuất tự do, nên hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tại một số địa phương có thế mạnh về cây ăn quả như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Lâm Đồng… đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông sản chất lượng cao, nhất là các mặt hàng rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP phục vụ đơn đặt hàng của các DN trong nước hoặc nước ngoài.
Hiệu quả và lợi ích mà mô hình VietGAP đem lại là không thể phủ nhận nhưng do sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ nên việc áp dụng mới dừng lại ở các mô hình.
Thêm vào đó, áp dụng quy trình VietGAP, người sản xuất phải đầu tư rất tốn kém, tuân thủ các quy định ngặt nghèo, trong khi sản xuất thông thường vẫn tiêu thụ được sản phẩm một cách dễ dàng nên nhiều hộ trồng rau, quả chưa mặn mà với tiêu chuẩn VietGAP.
Theo các chuyên gia ngành Nông nghiệp, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta muốn nâng cao được giá trị, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu thì cần phải sản xuất theo chuẩn an toàn như VietGAP, Global GAP trên cơ sở tăng cường liên kết giữa HTX, DN với người nông dân. Qua đó, nông dân ngày càng hướng tới sản xuất ra các sản phẩm an toàn, chất lượng, tạo nguồn hàng cung cấp cho các hệ thống phân phối lớn để tiêu thụ trong nước cũng như hướng tới xuất khẩu.
Công Trí
Nguồn baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã