Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp kiểu 'con nhà nghèo'

Thứ ba - 28/09/2021 00:48
Mô hình phát triển kinh tế gia đình của anh Nguyễn Văn Cường ở xã Yên Đổ, Phú Lương, Thái Nguyên còn khiêm tốn nhưng chứa nhiều nỗ lực, hoài bão.
Mỳ gạo của gia đình Nguyễn Văn Cường đã được người dân quanh vùng ưa chuộng. Ảnh: PV.

Mỳ gạo của gia đình Nguyễn Văn Cường đã được người dân quanh vùng ưa chuộng. Ảnh: PV.

Tại vùng quê nghèo xã Yên Đổ, huyện miền núi Phú lương phần lớn người dân là đồng bào dân tộc ít người, gia cảnh của Nguyễn Văn Cường càng khó khăn hơn. Nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ lại luôn đau yếu bệnh tật, Cường nghỉ học sớm để tìm việc làm nuôi sống bản thân. Không ngại khổ, không nề hà bất cứ công việc nặng nhọc nào, anh đã đi làm thuê ở nhiều nơi và tích cóp được chút vốn liếng.

Với ước mơ đầu tư một trang trại tổng hợp để phát triển kinh tế gia đình đồng thời tạo công ăn việc làm cho bà con nghèo trong xóm, đầu năm 2016, Cường “liều” vay vốn tín chấp từ ngân hàng cộng thêm toàn bộ tiền dành dụm được cả thảy 200 triệu đồng để bắt tay vào “làm ăn lớn”.

Sau khi đi tham quan thực tế nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả trong và ngoài huyện, Cường quyết định xây dựng trên 1.200 m2 chuồng trại chăn nuôi gà, vịt, chim bồ câu. Tận dụng nguồn phân bón từ chăn nuôi, anh chuyển đổi toàn bộ diện tích vườn tạp bằng các loại cây ăn quả như bưởi, ổi. Bình quân mỗi năm Cường cung cấp cho thị trường hàng tấn gà, vịt thương phẩm.

Sống giữa vùng nông thôn, Cường nhận thấy bà con quanh vùng sản xuất gạo thừa đáp ứng nhu cầu lương thực, số còn lại đem chăn nuôi rất lãng phí, trong khi phải đi mua các loại mỳ gạo từ các nơi chuyển về với giá khá cao.

Từ đó, anh nảy sinh suy nghĩ thành lập cơ sở chế biến mỳ gạo, vừa tận dụng được nguồn gạo chất lượng cao của địa phương, vừa cung cấp mỳ giá rẻ hơn cho bà con. Nghĩ là làm, anh đã vay mượn đầu tư 30 triệu đồng mua máy móc. Rất đông bà con mang gạo đến thuê anh làm thành mỳ với giá tiền công 3 nghìn đồng/kg.
Vườn ổi lê sản xuất theo hướng hữu cơ của gia đình Nguyễn Văn Cường. Ảnh: PV.

Vườn ổi lê sản xuất theo hướng hữu cơ của gia đình Nguyễn Văn Cường. Ảnh: PV.

Ngoài việc làm thuê, Cường cũng làm mỳ bán, mỗi tháng anh có thu nhập gần 10 triệu đồng. Cường thu mua thóc Khang Dân của bà con quanh vùng về xay sát để làm mỳ gạo, mỳ bún khô. Do chất lượng tốt, nhiều cửa hàng đồ khô trên địa bàn huyện đặt hàng thường xuyên, anh đã phải thuê thêm 2 người làm.

Đồng hành với Cường từ những buổi ban đầu, Huyện Đoàn Phú Lương đã tạo điều kiện để anh tham gia các lớp tập huấn trồng cây ăn quả và làm thương hiệu. Trước triển vọng và nhu cầu phát triển sản xuất, Huyện Đoàn đã kết nối với Ngân hàng chính sách xã hội để Cường làm thủ tục vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất lên 5-6 tấn sản phẩm/tháng, tạo công ăn việc làm cho từ 4-5 lao động. Đồng thời, hỗ trợ Cường xây dựng và đăng ký nhãn hiệu mỳ gạo, mỳ bún khô.

 Cường cho biết, thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi được từ 100 đến 200 triệu đồng. Với thành công ban đầu, mô hình sản xuất mỳ gạo kết hợp với chăn nuôi của Nguyễn Văn Cường không chỉ giúp gia đình anh có cuộc sống tốt mà còn tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho thanh niên địa phương, khuyến khích các bạn trẻ vùng nông thôn, miền núi mạnh dạn khởi nghiệp, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đồng Thưởng - Âu Vượng/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay20,098
  • Tháng hiện tại69,642
  • Tổng lượt truy cập83,125,637
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây