Hàng chục năm về trước, xã An Dương là vùng đất hoang hóa bởi địa hình dốc, đất khô cằn, khó canh tác. Từ năm 2010 đến nay, vùng đất này được phủ xanh bởi nhiều loại cây trái. Theo sự giới thiệu của đồng chí Chủ tịch UBND xã An Dương, chúng tôi tìm về trang trại của ông Lê Thái Vĩnh ở thôn Đồng Mai. Tiếp đón chúng tôi, ông Vĩnh chia sẻ, ông sinh ra ở tỉnh Hưng Yên nhưng về Tân Yên sinh sống và làm việc. Là người lính bộ đội cụ Hồ nên sau khi nghỉ chế độ, với niềm đam mê làm kinh tế trang trại ông mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi đất để phát triển kinh tế trang trại với diện tích gần 02 ha. Với số vốn đầu tư hiện tại trên 1,5 tỷ đồng, gia đình ông trồng hơn 600 cây nhãn, 1400 cây cam đường canh, gần 50 cây bưởi, ao cá với diện tích hàng nghìn m2 cùng hệ thống cơ giới hóa đầy đủ. Năm 2016, ông thu hoạch được khoảng 5 tấn nhãn, hơn 6 tấn cam đường canh, gần 2.000 quả bưởi và hàng tấn cá các loại đem về hàng trăm triệu đồng cho gia đình và sẽ còn gia tăng gấp nhiều lần trong những năm tiếp theo, đồng thời tạo thêm việc làm cho bà con nông dân trong thôn.
Chia tay ông Lê Thái Vĩnh, chúng tôi sang nhà ông Nguyễn Duy Núi, phó trưởng thôn Đồng Mai. Rót nước mời chúng tôi, ông Núi cho biết năm 2016, nhìn thấy hiệu quả từ trồng cây ăn quả từ các hộ dân lân cận, được sự quan tâm của địa phương, gia đình ông đầu tư trồng khoảng 250 cây nhãn muộn. Sau khi trồng, ông được tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm KN, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tổ chức về kỹ thuật trồng cây ăn quả theo VietGAP nên có kiến thức về trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây nhãn. Qua đó, ông vừa áp dụng kiến thức đã học được vào thực tiễn gia đình mình, đồng thời truyền đạt những kiến thức mình học được cho bà con xung quanh. Theo dự kiến, năm 2018 vườn nhãn muộn nhà ông sẽ cho thu hoạch, sản lượng ước khoảng gần 3 tấn và sẽ còn tăng gấp nhiều lần vào những năm tiếp theo.
Anh Nguyễn Đức Thảo, cán bộ khuyến nông cơ sở xã cho biết, hiện An Dương có khoảng 160 ha trồng cây ăn quả với nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như nhãn muộn, cam Vinh, cam đường canh, bưởi Diễn… Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đem lại kết quả cao, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Được biết, toàn huyện Tân Yên có khoảng 3.000 ha cây ăn quả, sản lượng hàng chục nghìn tấn, cho thu nhập khoảng 180 – 200 tỷ đồng/năm. Cuối năm 2015, xác định cây ăn quả có vị trí quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Tân Yên ban hành Nghị quyết chuyên đề phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi. Theo đó định hướng phát triển cây ăn quả của huyện giai đoạn 2016- 2020 là cải tạo, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm diện tích cây ăn quả hiện có, đồng thời phấn đấu đến năm 2020 trồng mới khoảng 1 nghìn ha, đặc biệt phát triển cây ăn quả thành vùng tập trung theo hướng trang trại, gia trại với từng loại cây trồng phù hợp.
Nguyễn Khương
Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang
Nguồn: khuyennongvn.gov
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;