Học tập đạo đức HCM

Lợn ở nhà tầng, đi thang máy

Thứ ba - 08/03/2016 19:35
Sau hơn 8 năm gây dựng, phát triển, trang trại chăn nuôi lợn của HTX Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) hiện cho doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động.
Trang trại đang trở thành một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thủ đô.
Xây “chung cư” cho… lợn
Nghe có vẻ khó tin, nhưng đó là điều đang hiện hữu tại trang trại chăn nuôi lợn của HTX Hoàng Long. Trên diện tích khoảng 2,1ha, HTX đã quy hoạch thành 2 khu nuôi tách biệt. Một khu được xây dựng theo thiết kế chuồng một dãy. Đối diện là khu chuồng nuôi gồm 4 dãy, trong đó có 3 dãy 2 tầng và một dãy 3 tầng, trông không khác một “chung cư” mini. Đặc biệt, “chung cư” này được lắp đặt hệ thống thang máy để có thể dễ dàng vận chuyển lợn úm từ các tầng trên cao xuống khu nuôi thương phẩm. Đồng thời, vận chuyển thức ăn chăn nuôi từ dưới lên các tầng trên. Điều này không chỉ giúp HTX tận dụng tối đa diện tích trang trại, mà còn giảm đáng kể công chăm sóc...
Công nhân chăm sóc lợn tại HTX Hoàng Long.
Công nhân chăm sóc lợn tại HTX Hoàng Long.
“Chung cư” cho lợn kể trên là thành quả sau hơn 8 năm nỗ lực gây dựng của ông Nguyễn Trọng Long và tập thể thành viên HTX. Ông Long nhớ lại, năm 2007, với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông đã vận động bà con xứ đồng Thanh Mai (thôn Tri Lễ, xã Tân Ước) góp đất nông nghiệp và số vốn khoảng 500 triệu đồng để xây dựng trang trại chăn nuôi lợn. Xác định làm nông nghiệp cần phải có kiến thức nền tảng, 10 thành viên HTX mỗi người phải tự mày mò, đi học chuyên môn nghiệp vụ về quản lý kinh doanh, thú y, thức ăn gia súc, giống vật nuôi tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu giống Thụy Phương, Viện Đại học Mở Hà Nội… Cũng nhờ nền tảng kiến thức có được, HTX Hoàng Long hiện có thể chủ động kiểm soát phần lớn những vấn đề phát sinh trong quá trình chăn nuôi.  
Thu tiền tỷ mỗi năm
Đến nay, HTX Hoàng Long đang trong giai đoạn phát triển khá bền vững. Hiện, trang trại đang nuôi khoảng 400 lợn nái và trên 3.000 lợn thịt, mỗi năm cung ứng cho thị trường khoảng 800 tấn thịt lợn thương phẩm; doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho xã viên, thành viên HTX, mô hình chăn nuôi lợn của HTX Hoàng Long còn đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 30 nhân công với mức thu nhập trung bình  mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng/người.      
Một điều đáng khích lệ là sản phẩm thịt lợn thương phẩm của HTX Hoàng Long đang ngày càng chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng khắp nơi. Ông Long cho biết, riêng làng nghề giò, chả ở thôn Ước Lễ (xã Tân Ước) đã tiếp nhận và tiêu thụ trên 30% khối lượng thịt lợn do HTX sản xuất mỗi ngày. Việc tiêu thụ 70% khối lượng thịt còn lại là tương đối dễ dàng, chủ yếu thông qua các mối hàng buôn. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của HTX trong nhiều năm qua.  
Hướng tới quy trình sản xuất sạch
Theo ông Long, một trong những mục tiêu mà HTX hướng tới là xây dựng quy trình sản xuất sạch nhằm đảm bảo các tiêu chí về VSMT và phát triển bền vững. Do đó, ngay từ khi quy hoạch chuồng trại, dù quỹ đất khá hạn hẹp nhưng HTX vẫn dành diện tích lớn để xây dựng hệ thống biogas. Hiện, 100% khối lượng chất thải trong quá trình chăn nuôi của HTX đã được xử lý đảm bảo vệ sinh. Trong đó, 80% phế thải được chế biến thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, và 20% thành khí sinh học phục vụ đời sống. 
Một điều hết sức đặc biệt mà ít HTX chăn nuôi trên địa bàn TP cũng như trên cả nước làm được như HTX Hoàng Long, đó là khả năng tự nhân giống (một phần) và sản xuất tới 97% thức ăn sinh học cho chăn nuôi. Ông Long cho biết, trên thực tế, việc sử dụng thức ăn sinh học tại HTX không giúp lợn tăng trọng nhanh hơn so với dùng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng giờ không chỉ hướng tới ăn ngon, mà việc sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng cũng rất được quan tâm. Đó là lý do HTX kiên định với việc tự chế tạo thức ăn sinh học. “Dù chi phí có cao hơn, nhưng việc sử dụng thức ăn sinh học ít chứa kháng sinh, sẽ an toàn hơn rất nhiều cho vật nuôi trong quá trình chăm sóc…” - ông Long cho hay.   
Nhằm đảm bảo chất lượng thịt lợn thương phẩm tới tay người tiêu dùng, HTX Hoàng Long đang gấp rút xây dựng hệ thống giết mổ khép kín, với sự hỗ trợ về vốn của Dự án Lifsap (Sở NN&PTNT Hà Nội). Quy trình khi đi vào vận hành được kỳ vọng sẽ mang đến cho thị trường những sản phẩm thịt lợn đảm bảo chất lượng với giá thành hợp lý.


Nguồn: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập490
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại185,081
  • Tổng lượt truy cập88,863,415
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây