Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ tự lai giống gà ta

Thứ bảy - 05/03/2016 21:24
Hơn 4 năm nay, anh Nguyễn Công Chức, ở thôn Phú Nhuận 3, xã Duy Tân (Duy Xuyên - Quảng Nam) đã tự phối giống gà ta lai, làm lò ấp trứng, đạt lợi nhuận cả trăm triệu đồng.

Anh Chức kiểm tra và cho đàn gà ăn.

Trước khi phát triển mô hình nuôi gà ở quê, Chức có thời gian chật vật với nghề xây dựng, thu nhập bấp bênh. Cho đến một ngày, khi thấy người chủ đưa những con gà ta lên xe chuẩn bị xuất bán, Chức lại gần hỏi chuyện làm ăn. Sau cuộc trò chuyện đó, anh ngẫm nghĩ, người ta có thể giàu lên nhờ nuôi gà, còn quê mình đất rộng, sao  lại bỏ phí?.

Nghĩ là làm, năm 2006, Chức trở về quê hương, bắt đầu thử nghiệm nuôi gà. Mãi đến năm 2012, anh bắt đầu đầu tư xây dựng trang trại, mạnh dạn vay hơn 500 triệu đồng mua 300 con gà mẹ lai và gà bố thuần chủng, đầu tư thuê đất làm ăn. Để có được giống gà ta lai 25%, Chức tự tay bắt cặp gà phối giống. Từ 300 con gà, Chức tự lai giống để tự chủ hơn trong chăn nuôi. Chức cho biết: “Việc mua gà ta giống là rất khó, thậm chí nhiều nơi không có, do vậy, tôi tự mình cho chúng lai với nhau. Thịt gà ta lai ngon hơn rất nhiều”.

Hiện tại, trên tổng diện tích trang trại khoảng 6.000m2, Chức có hơn 6.000 con gà ta lai, trong đó có khoảng 1.500 con gà đẻ. Ngoài ra, anh còn đầu tư xây dựng trại gà con với diện tích 80m2/trại, sức chứa 5.000 - 6.000 gà con. Thiết kế mỗi trại gà gồm 2 tầng, có hệ thống đèn sưởi ấm và hệ thống xử lý chất thải.

Chức nuôi gà theo tuổi, chia làm 2 loại, gà thả vườn và gà con nuôi chuồng. Ngay cả chế độ ăn cũng khác nhau, gà dưới 35 ngày tuổi, anh cho ăn bột viên công nghiệp, gà sau 35 ngày tuổi, anh cho ăn bắp và bột làm đặc. Đây gần như là phương pháp nuôi gà bán công nghiệp. Việc phòng dịch bệnh cũng được Chức chú trọng bằng cách thường xuyên tiêm phòng vắc-xin, tiêu độc khử trùng chuồng trại. Anh nhớ, có lần vì không hiểu cách phòng bệnh đã khiến đàn gà bị dịch, thiệt hại đáng kể.

Gà nuôi 2-3 tháng là có thể xuất bán, trọng lượng trung bình đạt 1-1,4kg, với giá bán hiện tại 75.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 100.000 đồng/kg.

Để có một số lượng lớn gà con, Chức đã nghĩ ra cách cải tiến lò ấp trứng thông thường thành lò ấp trứng có thể chứa đến 4.000 trứng. Anh cho biết: “Lò ấp trứng cũ thường rất nhỏ, sức chứa chỉ 500 trứng, trong khi mình làm theo mô hình trang trại, nếu trứng không được ấp hết thì sẽ lỗ vốn”.

Từ ý tưởng đó, Chức mua lò ấp trứng thông thường về, sau đó, anh tự mày mò lắp ráp, dùng tôn, nhôm tự đóng lại một lò mới, nâng công suất từ 500 trứng lên 4.000 trứng. Theo đó, lò ấp có chiều cao 1,2m, rộng 2m, mỗi lò có 60 khay đựng trứng chia làm 2 ngăn, có cửa mở lấy trứng từ khay. Các thiết bị đèn báo nhiệt độ cũng được mua lắp ráp. Các khay đựng trứng này được anh tự thiết kế và cho vào mỗi ngăn lò. Đặc điểm của đèn báo nhiệt là khi nhiệt độ lên đến 37,5 độ C thì tự động cân bằng nhiệt. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể tự điều chỉnh nhiệt độ từ 35 - 37 độ C để trứng nở đạt tỷ lệ sống cao. Chức cho biết: “Nhiệt độ duy trì vừa đủ như ấp bằng gà mẹ sẽ giúp trứng nở đều­”.

Được biết, mỗi ngày gà đẻ hơn 600 trứng, sau khi cho vào lò ấp, tỷ lệ hao hụt 20%, còn lại được khoảng 500 gà con. Những con gà mới nở được đưa vào nuôi trong chuồng trại, mùa đông thắp điện sưởi ấm, mùa hè che nắng mưa. Để tránh tình trạng dồn gà vào đầu chuồng, Chức chia chuồng trại thành từng ô nuôi, trung bình khoảng 100 con/ô. Quanh chuồng được bọc sắt và lưới để tránh gà con nhảy ra ngoài.

Với mô hình trang trại nuôi gà ta lai và lò ấp trứng, trừ chi phí, Chức lãi ròng trên 100 triệu đồng/năm.

Theo Kinh tế nông thôn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay65,089
  • Tháng hiện tại895,816
  • Tổng lượt truy cập92,069,545
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây