Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo nhờ nuôi cá trong hồ thủy điện

Thứ ba - 08/03/2016 07:37
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện Sơn La bằng mô hình nuôi cá rô phi trong lồng, bà con tái định cư gần lòng hồ thuộc địa phận thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã ổn định được cuộc sống, tăng thu nhập.

Nhiều người dân có cuộc sống khá hơn nhờ nuôi cá rô phi thương phẩm

Tận dụng lợi thế trời cho

Sau khi hồ thủy điện Sơn La dâng nước, tiềm năng nuôi trồng, khai thác thủy sản tại thị xã Mường Lay tăng với khoảng 120ha diện tích mặt hồ và 15ha diện tích ao. Tuy nhiên, theo thông tin từ UBND tỉnh Điện Biên, sản lượng thu được từ diện tích này chưa tương xứng với tiềm năng. Các hình thức nuôi trên địa bàn chủ yếu là quảng canh cải tiến, tận dụng các sản phẩm dư thừa, đầu tư ít. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống như trôi, mè, trắm, chép… nên giá trị và hiệu quả kinh tế còn thấp.
 

Trong khi đó, nghiên cứu của các cán bộ kỹ thuật cho thấy điều kiện tự nhiên của thị xã Mường Lay nói riêng và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nói chung phù hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ trung bình năm là 230C (là ngưỡng tương đối tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản), nguồn nước và môi trường nước sạch, ổn định…
 

Để tận dụng lợi thế đó, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã đào tạo kỹ thuật viên có các kiến thức và kỹ năng về nuôi cá rô phi đơn tính dòng GIFT (Genetically Improved Farmed Tilapia) thương phẩm trong lồng, bè. Các cán bộ này là người của địa phương, do Trung tâm Thủy sản Điện Biên cử đi học để về tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân thị xã Mường Lay áp dụng vào sản xuất.
 

Một mô hình trình diễn để giới thiệu, phổ biến và chuyển giao công nghệ cho bà con cũng đã được xây dựng. Sau đó, căn cứ kết quả ứng dụng công nghệ vào điều kiện thực tế địa phương tại các mô hình trình diễn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với địa phương để hoàn thiện quy trình công nghệ, chuyển giao cho Trung tâm Thủy sản Điện Biên để tiếp tục phổ biến, mở rộng sản xuất đại trà.

Công nghệ cho trái ngọt

Cá rô phi xuất khẩu phải có kích thước lớn khi thu hoạch (từ 600-1.000g); do đó giống nuôi phải đơn tính, chất lượng cao, tỷ lệ đực trên 95%. Thông qua nhập khẩu và tiến hành chọn giống nâng cao chất lượng di truyền, hiện Việt Nam đã chọn được giống cá rô phi dòng GIFT đã được cải thiện tính di truyền. Cá tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, có ngoại hình đẹp, tỷ lệ thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon.
 

Công nghệ nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi thương phẩm đã được xây dựng, bước đầu có kết quả tốt.
 

Cá nuôi thương phẩm trong ao đạt năng suất 20-25 tấn/ha, cá thu hoạch có trọng lượng 500-800g/con, hệ số thức ăn 1,7, hạch toán có lãi khi sản phẩm tiêu thụ nội địa. Mô hình ương cá rô phi giống của Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện năm 2013-2014 với diện tích 5.000m2 đã cho doanh thu 175 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được là 93 triệu đồng.
 

Mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng trên hồ chứa - thực hiện năm 2013-2014 với quy mô 900m3/lồng - cho doanh thu 1,65 tỷ đồng, lợi nhuận là 297 triệu đồng.
 

Tỉnh Điện Biên đã có kế hoạch mở các lớp tập huấn nuôi cá rô phi đơn tính dòng GIFT cho dân xung quanh vùng lòng hồ Sơn La, tổ chức cho các hộ dân trong tỉnh tham quan mô hình tại thị xã Mường Lay. Tỉnh cũng có chính sách cho vay vốn, hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng lồng bè nuôi cá.
 

Để mở rộng mô hình này trên lòng hồ thủy điện Sơn La, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã cùng địa phương hướng dẫn các hộ nuôi cá tại vùng hồ thị xã Mường Lay thành lập ban quản lý vùng nuôi. Ban quản lý đã xây dựng chương trình, kế hoạch, quy chế, điều lệ tổ chức và hoạt động.
 

Đến nay, các mô hình của dự án đều được đánh giá là thành công và khẳng định được hiệu quả kinh tế, đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân. Dự án góp phần tạo nghề mới và ổn định cuộc sống cho nông dân vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển bền vững.

Nguồn: Khoa học & Phát triển
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập316
  • Hôm nay54,121
  • Tháng hiện tại884,848
  • Tổng lượt truy cập92,058,577
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây