Học tập đạo đức HCM

Homestay giúp người dân Xuân Sơn phát triển kinh tế

Chủ nhật - 03/05/2020 09:58
Các mô hình nghỉ dưỡng homestay gắn với du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp trong thời gian qua đang phát triển mạnh, được nhiều du khách yêu thích, lựa chọn. Tại xã miền núi Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, mô hình kinh tế này cũng đang mở ra cơ hội cho nhiều người dân ở đây cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế.

Ngoài dịch vụ lưu trú, homestay ở Xuân Sơn cũng phục vụ du khách dịch vụ ăn uống ngoài trời.

Nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, mô hình phát triển du lịch cộng đồng homestay của người dân xã Xuân Sơn được hình thành và nhân rộng ở các thôn, bản. Xuân Sơn cuốn hút khách du lịch từ những khung cảnh thiên nhiên phong phú với diện tích rừng đặc dụng rộng hàng nghìn ha và các hang động, thác nước cùng nhiều cảnh quan đẹp. Đồng thời đây cũng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mường và dân tộc Dao. Ngoài ra, hầu hết các cơ sở lưu trú ở Xuân Sơn đều là các ngôi nhà sàn truyền thống của các dân tộc bản địa ở địa phương. Du khách sẽ lưu trú tại nhà dân, cùng lao động, nấu nướng, sinh hoạt để tự khám phá những nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của người bản địa, hòa mình cùng phong cảnh nên thơ của những thửa ruộng bậc thang, tận hưởng khí hậu mát mẻ, hệ động thực vật phong phú của hàng nghìn ha rừng nguyên sinh. Gần như các dịch vụ phục vụ du lịch vẫn nguyên sơ, chưa bị thương mại hóa… nên du khách rất thích đến với Xuân Sơn.

Theo thống kê của địa phương, những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với Xuân Sơn tăng qua từng năm. Đặc biệt, trong các đợt cao điểm về du lịch thì homestay trở thành lựa chọn hợp lý cho những du khách muốn lưu trú dài ngày để trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa. Nắm bắt được xu thế của thị trường du lịch, nhiều hộ dân ở đây đã xây mới hoặc cải tạo diện tích nhà ở của mình để kinh doanh dịch vụ lưu trú cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn xã có 8 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú theo hình thức homestay đang hoạt động, 2 hộ đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Trung bình mỗi tháng, một hộ làm dịch vụ này có thu nhập từ 8 đến 12 triệu đồng, vào mùa cao điểm du lịch có thể thu nhập từ 20 đến 30 triệu mỗi tháng. Chị Triệu Thị Lâm, một trong 8 hộ gia đình đầu tiên tham gia mô hình homestay tại Xuân Sơn cho biết, trước đây, gia đình nuôi cá, trồng cây, mỗi tháng chỉ thu nhập được 1 triệu đồng, từ khi tham gia mô hình này, thu nhập của gia đình chị tăng lên đáng kể. Hiện tại, homestay của chị Lâm có 16 phòng khép kín và 2 phòng cộng đồng. Giá phòng dao động từ 250.000 - 300.000đ/phòng đối với phòng khép kín, 50.000 - 150.000đ/người đối với phòng cộng đồng, giá cả thay đổi vào những ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ. Ngoài dịch vụ lưu trú, homestay của chị cũng phục vụ du khách dịch vụ ăn uống ngoài trời. Đây là điều hấp dẫn du khách nhất khi trải nghiệm hình thức lưu trú này. Theo chị Lâm, dịch vụ kinh doanh lưu trú homestay đang được đánh giá như là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả tại địa phương bởi đây là hình thức kinh doanh không tốn nhiều kinh phí đầu tư, nhân công phục vụ lại cho thu nhập cao. Trừ chi phí, vào những tháng cao điểm mùa du lịch, homestay của gia đình chị cho thu lãi gần 80 triệu đồng, những tháng mùa đông cho thu lãi khoảng 30 triệu đồng.

                 Chị Triệu Thị Lâm kiểm tra các thiết bị homestay để chuẩn bị đón khách.

 

Tuy vậy, phát triển du lịch ở đây cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn thách thức. Đa số khách du lịch đến với Xuân Sơn hiện tại mới chỉ dừng lại ở hoạt động thăm thú, ngắm cảnh, bơi lội, nơi đây thiếu các loại hình vui chơi giải trí cho khách, điều này là một trong những nguyên nhân không giữ được khách ở lại lâu. Giao thông vào Vườn Quốc gia dù đã được sửa chữa, nâng cấp, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Còn nhiều đoạn đường xấu, nhiều đèo dốc, nhiều đoạn cua. Các đoạn đường vào bản xuống cấp, các đường đi bộ trải nghiệm hầu như chưa có. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch ở đây vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa tạo được sức hấp dẫn cho du khách. Cụ thể, nhu cầu để có một không gian sinh hoạt chung, là nơi cho du khách từ khắp nơi trên thế giới có thể gặp gỡ, giao lưu khi đến với Xuân Sơn cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.

Homestay là loại hình du lịch độc đáo, phát huy được thế mạnh của các địa phương vốn giàu truyền thống văn hóa, cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, thu hút du khách trải nghiệm và khám phá. Tuy nhiên, để loại hình du lịch homestay phát triển bền vững, cấp ủy, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể. Bên cạnh đó, người dân cũng cần có sự chủ động, tích cực học hỏi, đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ năng nghiệp vụ và phối hợp chặt chẽ với những hộ cùng làm trên địa bàn để phục vụ du khách được tốt hơn, góp phần đem lại nguồn thu cho gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hương Ly


 

Nguồn tin: nongthonmoiphutho.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay28,174
  • Tháng hiện tại869,375
  • Tổng lượt truy cập93,247,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây