Học tập đạo đức HCM

Sẽ không có sự hỗ trợ nếu không tuân thủ việc chống dịch

Thứ bảy - 19/06/2021 09:45
Nghệ An sẽ không hỗ trợ các chủ hộ có gia súc, gia cầm bị bệnh tiêu hủy nếu không tiêm phòng các loại vắc xin và các biện pháp phòng bệnh bắt buộc.

Nghệ An là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có tổng diện tích tự nhiên 16.490 km2 và dân số trên 3,3 triệu người. Địa hình phức tạp, bị phân cắt mạnh, đồi núi chiếm tới 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển phong phú, đa dạng và nhiều loại giống con đặc sản.

Dịch viêm da nổi cục tiếp tục xảy ra

 Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Nghệ An, đến đầu năm nay, tổng đàn trâu trâu bò hiện có của tỉnh là 754.220 con; trong đó, đàn trâu 268.320 con; đàn bò 485.900 con (bò sữa 64.086 con). Tổng đàn lợn 905.560 con. Tổng đàn gia cầm 29.479 nghìn con.

Đặc điểm chăn nuôi của tỉnh chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò thịt. Hầu hết các hộ chăn nuôi không đảm bảo các điều kiện về an toàn sinh học; phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả và bán chăn thả.

Nghệ An sẽ không hỗ trợ các chủ hộ có gia súc, gia cầm bị bệnh tiêu hủy nếu không tiêm phòng các loại vắc xin và các biện pháp phòng bệnh bắt buộc; không thực hiện phòng, chống dịch khi dịch bệnh xảy ra theo hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò xuất hiện đầu tiên ngày 11/12/2020 tại xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). Đến nay, xảy ra 323 ổ dịch tại 323 xã thuộc 20 huyện, thành, thị. Tổng số gia súc mắc bệnh 7.296 con (67 trâu, 27 nghé, 5.000 bò, 2.195 bê) chiếm 0,97% tổng đàn;

Số trâu bò mắc bệnh bị chết là 1.559 con (07 trâu nghé, 418 bò, 1.134 bê) chiếm 21,37% số mắc bệnh. Trọng lượng tiêu hủy: 225.018 kg.

Tỷ lệ bò mắc bệnh nhiều hơn trâu chiếm 98,6% số mắc bệnh. Bê non mắc bệnh tỷ lệ chết cao chiếm 72,74% số gia súc chết; chiếm 51,66% số bê mắc bệnh.

Việc nông dân chấp hành các khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho gia súc sẽ giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi.

Việc nông dân chấp hành các khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho gia súc sẽ giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi.

Hiện tại, đang có 93 ổ dịch chưa qua 21 ngày thuộc 15 huyện, thành, thị (chiếm tỷ lệ 28,8% tổng số ổ dịch). Các huyện có gia súc chết nhiều (từ 70 con đến 270 con): Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Anh Sơn, Diễn Châu, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Yên Thành.

Đề cập đến nguyên nhân việc bùng phát dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò, lãnh đạo Chi cục chăn nuôi Thú y tỉnh Nghệ An cho rằng, do tổng đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh lớn. Giai đoạn đầu khi xảy ra dịch viêm da nổi cục chưa có vắc xin để tiêm phòng, là tỉnh có nhiều chợ buôn bán trâu bò, lưu lượng vận chuyển, giết mổ trâu bò hàng ngày nhiều. Đường lây truyền bệnh viêm da nổi cục do các véc tơ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu... lây truyền từ những con gia súc bị bệnh sang gia súc khỏe trong quá trình vận chuyển, chăn nuôi khó kiểm soát.

Công tác tiêu độc khử trùng tại hộ chăn nuôi chưa được thường xuyên, đặc biệt việc sử dụng hóa chất đặc hiệu Hantox, Deltox... để tiêu diệt côn trùng truyền bệnh viêm da nổi cục còn hạn chế. Mầm bệnh lưu hành rộng rãi trong đàn vật nuôi và trong môi trường chăn nuôi. Công tác giám sát, báo cáo, xử lý ổ dịch tại nhiều địa phương còn chậm, dịch lây lan ra diện rộng mới được phát hiện. Vì vậy, công tác chống dịch gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay có hai loại dịch mới là dịch tả lợn châu Phi và dịch viêm da nổi cục chưa được đưa vào danh mục Thông tư 07 nên các địa phương gặp khó khăn trong việc công bố và kiểm soát dịch. Đặc biệt từ đầu năm đến nay chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ cho gia đình có vật nuôi bị chết do nhiễm dịch, phải tiêu hủy; thiếu cả nguồn hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch đối với nhân viên ngành.

Theo nhận định của ngành NN - PTNT tỉnh Nghệ An thì nguy cơ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò tiếp tục xảy ra cao tại các huyện có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin còn thấp do những con bê mới sinh, trâu bò mới mua về, trâu bò mang thai giai đoạn đầu và cuối kỳ chưa được tiêm phòng. Đặc biệt tại các huyện vùng núi cao, tập quán chăn thả rông trâu bò trong rừng, không được chăm sóc, quản lý, khó khăn trong công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong.

Đối mặt khó khăn

 Chăn nuôi ở Nghệ An chủ yếu nông hộ, nhỏ lẻ, tập quán chăn nuôi trâu bò thả rông vẫn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70%). Hệ thống Trạm thú y cấp huyện đã sáp nhập thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện. Số cán bộ thú y có kinh nghiệm xin nghỉ việc nhiều, mỗi huyện chỉ còn 2 -3 người làm công tác thú y tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện. Bên cạnh đó không còn đội ngũ thú y xã,… nên việc giám sát, báo cáo, lấy mẫu, tiêm phòng xử lý dịch chậm, thông tin dịch bệnh tại cơ sở không được nắm bắt sớm, để xử lý ổ dịch ngay khi mới phát sinh, khi dịch lan ra diện rộng mới phát hiện, gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch.

Ý thức của một số bộ phận người chăn nuôi chưa cao trong công tác phòng chống dịch, không tự giác tiêm phòng, vẫn còn hiện tượng bán chạy gia súc ốm, vứt xác chết ra môi trường, không chấp hành các quy định vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật,…

Theo lãnh đạo Sở NN – PTNT tỉnh Nghệ An thì việc mà ngành chăn nuôi thú y của tỉnh cần làm lúc này là thành lập tổ liên ngành, chốt kiểm dịch tăng cường kiểm tra, kiểm soát buôn bán, vận chuyển trâu, bò ra vào địa bàn; chỉ đạo lực lượng thú y thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An ban hành hướng dẫn tiêm phòng, phác đồ điều trị bệnh kế phát, phản ứng sau tiêm phòng. Tổ chức tập huấn cho cán bộ UBND các huyện, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, doanh nghiệp, người chăn nuôi trâu bò và thú y ở cơ sở. Tổ chức tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục để tạo miễn dịch chủ động.

Đến nay các huyện, thành, thị đã triển khai nhưng tỷ lệ tiêm phòng đang ở mức thấp. Tổng số vắc xin tiêm được: 232.440 liều chiếm 30,82% tổng đàn trâu, bò. Các huyện tỷ lệ tiêm phòng thấp so với tổng đàn trâu bò, như: Kỳ Sơn đạt 2,1%, Tương Dương đạt 7,46%, Quỳ Châu đạt 10,44%, Nghi Lộc đạt 15,61%, Thị xã Hoàng Mai đạt 18,27%, Con Cuông đạt 21,63%, Yên Thành đạt 22,12%,...

Chăn nuôi ở Nghệ An chủ yếu nông hộ, nhỏ lẻ, tập quán chăn nuôi trâu bò thả rông vẫn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70%), mỗi khi có dịch bệnh thường xảy ra trên diện rộng.

Chăn nuôi ở Nghệ An chủ yếu nông hộ, nhỏ lẻ, tập quán chăn nuôi trâu bò thả rông vẫn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70%), mỗi khi có dịch bệnh thường xảy ra trên diện rộng.

Nghệ An cần tổ chức 01 đợt tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh, số lượng hóa chất cấp để phun tiêu độc khử trùng là 13.000 lít hóa chất. Vận động người chăn nuôi tự bỏ kinh phí để mua hóa chất đặc hiệu và vôi bột để xử lý khu vực chăn nuôi của gia đình.

Cần đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh tại cơ sở, phát hiện sớm, xử lý ngay ổ dịch trong diện hẹp. Tăng cường truyền thông nguy cơ, giám sát dịch bệnh để người chăn nuôi tự giác tham gia thực hiện, kịp thời phát hiện, báo cáo sớm các trường hợp trâu, bò ốm, trâu, bò không rõ nguồn gốc, thông tin sai sự thật về bệnh viêm da nổi cục để ép giá, gây hoang mang dư luận.

Để cắt đứt đường truyền lây bệnh, cần diệt ruồi, muỗi, ve, mòng. Người chăn nuôi cần tự bỏ kinh phí mua hóa chất đặc hiệu (Hantox, Detox) phun tại chuồng nuôi, nơi ẩm thấp có nhiều côn trùng 7-10 ngày/1 lần; thường xuyên phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thu dọn chất thải chăn nuôi hạn chế côn trùng cư trú.

Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi phòng chống dịch bệnh động vật đợt 2 trên địa bàn tỉnh từ 15/6/2021 đến 15/7/2021 theo kế hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ông Đặng Văn Minh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y đề nghị các tổ chức, cá nhân chăn nuôi cần làm ngay là khai báo đầy đủ theo quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y đàn gia súc, việc tái nhập đàn, vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật. Tự túc kinh phí mua vắc xin viêm da nổi cục; hóa chất diệt công trùng ruồi, muỗi, ve, mòng,... để phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Thực hiện tiêm phòng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Chi cục Chăn nuôi và Thú y, chăm sóc, hộ lý, điều trị các bệnh kế phát theo đúng phác đồ điều trị Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã hướng dẫn. Tiêu hủy gia súc mắc bệnh đảm bảo theo quy định không làm lây lan dịch bệnh.

https://nongnghiep.vn/se-khong-co-su-ho-tro-neu-khong-tuan-thu-viec-chong-dich-d294292.html

Theo Hà Nhân/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập558
  • Hôm nay63,214
  • Tháng hiện tại722,541
  • Tổng lượt truy cập93,100,205
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây