Học tập đạo đức HCM

Triệu phú từ trồng quế và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp

Thứ sáu - 11/09/2020 04:14
Nhắc đến anh Trần Văn Tú, sinh năm 1974, ở thôn Nậm Lúc Hạ, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai) bà con nông dân - ai nấy đều nể phục tấm gương nông dân sản xuất giỏi và kinh doanh giỏi tiêu biểu, trở thành triệu phú từ trồng quế với diện tích lớn và kinh doanh dịch vụ tổng hợp nông nghiệp. Lại tích cực tham gia phong trào của Hội nông dân, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, tích cực giúp đỡ bà con nông dân, nhất là các hộ nghèo vươn lên, xây dựng cuộc sống mới ấm no đang dần hiện hữu nơi bản vùng cao Nậm Lúc.
Qua giới thiệu của Hội nông dân xã Nậm Lúc, chúng tôi tới thăm mô hình trang trại kinh tế đồi rừng và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp của gia đình anh Trần Văn Tú, ở thôn Nậm Lúc Hạ, xã Nậm Lúc thực sự ấn tượng với mô hình kinh tế VACR, trọng tâm là phát triển rừng quế của gia đình.
 
1 (6)
Chân dung anh Trần Văn Tú
 
Trong câu chuyện cởi mở anh Tú kể về quá trình vượt khó vươn lên và chia sẻ bí quyết làm giàu từ trồng rừng, lấy ngắn nuôi dài trong sản xuất. Sinh ra trong gia đình nông dân gốc Nam Định lên khai phá vùng kinh tế mới từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Không có điều kiện ăn học đầy đủ, cho đến năm 2000, anh Tú lập gia đình và vợ chồng ra ở riêng năm 2002. Trước đây, cũng như nhiều hộ nông dân khác trong thôn, xã cuộc sống cuộc sống gia đình chủ yếu phụ thuộc vào trồng ngô, lúa trên nương đồi, chăn nuôi nhỏ lẻ. Làm lụng vất vả song vẫn còn nghèo khó. Vốn cần cù, chăm chỉ, lại được tham gia các lớp tập huấn sản xuất nông lâm nghiệp, nhanh nhạy nắm bắt thị trường biết người Dao khu vực hạ huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng có nguồn thu ổn định từ cây quế. Anh Tú quyết định học tập kinh nghiệm trồng quế, mua cây giống, học cách tự ươm lấy giống. Anh Tú cho biết; "Bên cạnh đất đai do cha mẹ chia, khai hoang, gia đình mạnh dạn nhận giao khoán bảo vệ rừng và trồng quế, trong đó trồng nhiều hàng vạn cây giống trong giai đoạn 2006- 2014. Lúc cao nhất gia đình có gần 25 ha quế. Đến nay, gia đình đã thu hoạch và bán nhiều đồi quế, thu về hàng tỷ đồng từ quế, trong đó từ năm 2018 đến nay trung bình mỗi năm thu trên 500 triệu đồng/năm từ thu hoạch vỏ, lá, gỗ quế. Hiện đồi nhà còn trên 20 vạn cây quế tương ứng khoảng trên 20 ha quế, từ 3- 20 năm tuổi đã và đang cho thu hoạch".

 Bên cạnh trồng quế, nắm bắt nhu cầu của bà con nông dân, 10 năm qua, gia đình anh Tú còn phát triển dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, chuyên thu mua nông sản tại chỗ cho dân, đặc biệt cung ứng phân bón cho dân trồng sắn, ngô, lúa, cây rau màu với hình thức mua trả chậm, sau khi thu hoạch nông sản, các hộ nghèo mới trả tiền phân bón gốc, không tính lãi. Anh Tú chia sẻ; "đại đa số hộ người Dao, Mông trong xã đều mới trồng quế, với phương trâm "lấy ngắn, nuôi dài", giờ vẫn phải trồng trọt, chăn nuôi là chính để bảo đảm đời sống, trong khi hoàn cảnh còn khó khăn, thiếu thốn, ít có tiền mặt. Vì vậy nhà mình có nguồn thu khá từ quế, mình bỏ vốn ra trước, mở đại lý, cung ứng phân bón cho dân với phương thức "trả chậm", sau khi thu hoạch nông sản bán có tiền, các hộ dân gửi sau. Hai bên cùng thuận mua, vừa bán. Mặt khác một số hộ có điều kiện mở rộng diện tích trồng quế và chăn nuôi đến hỏi mình nắm bắt họ làm ăn được, có triển vọng, cũng cho vay không tính lãi để họ có điều kiện vươn lên".

Khi được hỏi về anh Tú, ông Đặng Văn Khánh, phó chủ tịch UBND xã Nậm Lúc tự hào cho biết; "nhờ cần cù, chăm chỉ lao động sản xuất, làm giàu từ trồng rừng và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, vươn lên giàu có. Gia đình anh Tú còn tích cực giúp đỡ những hộ nghèo người Tày, Mông, Dao trong thôn, xã  về cây, con giống, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch cây quế. Ngoài ra anh còn cho các hộ nghèo vay vốn không tính lãi để có điều kiện đầu tư vào phát triển sản xuất. Bản thân tích cực tham gia đóng góp tiền của, công sức, tham gia các hoạt động hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, nhất là phong trào Hội nông dân huyện, xã phát động".

Với những đóng góp, từ năm 2015 đến nay, gia đình anh Tú được tôn vinh hộ nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi cấp Tỉnh, huyện, xã, trao tặng nhiều bằng, giấy khen của các cấp, các ngành trên tất cả các lĩnh vực thi đua yêu nước, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới và mới đây, anh Tú vinh dự được huyện Bắc Hà tôn vinh tại Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 – 2020.

Tác giả bài viết: Tráng Xuân Cường

Nguồn tin: nongthonmoilaocai.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Hôm nay25,643
  • Tháng hiện tại1,106,526
  • Tổng lượt truy cập92,280,255
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây