Học tập đạo đức HCM

Nông dân Tam Đảo làm giàu từ nuôi rắn

Thứ bảy - 22/08/2020 04:17
Về tổ dân phố Đông Lộ, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo hỏi thăm gia đình anh Nguyễn Văn Ngọc, chị Đặng Thị Xoa thì ai cũng biết. Với sự cần cù, chịu khó và khát vọng làm giàu, vợ chồng anh Ngọc đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn mang lại thu nhập cao, trở thành điển hình phát triển kinh tế ở địa phương.

Trước khi đến với nghề nuôi rắn, vợ chồng anh Ngọc đã từng chăn nuôi lợn, bò, gà nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Trong một lần đi chơi cùng người bạn thân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, nhận thấy nghề nuôi rắn ở đây rất phát triển, hiệu quả kinh tế cao và thu nhập bền vững, anh tự nhủ: “Ở Tam Đảo số hộ nuôi rắn thương phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi nhu cầu về sử dụng đặc sản phục vụ khách du lịch thì khá tiềm năng. Tại sao mình không học nghề nuôi rắn để về phát triển tại quê nhà vừa phục vụ du khách vừa làm giàu cho gia đình!

Khi ý tưởng loé lên trong đầu anh cũng là lúc quyết tâm làm giàu dâng cao trong lòng người nông dân chân chất. Năm 2008, bàn bạc với vợ việc đi học nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, anh Ngọc nhận được sự đồng thuận cao của chị Xoa – người phụ nữ dân tộc Sán Dìu hiền lành, chịu khó. Chị đã chắt chiu, gom góp số tiền tiết kiệm của gia đình, chuẩn bị tư trang để anh Ngọc đi học nghề với quyết tâm vượt lên hoàn cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu. Sau hàng năm trời ăn ở và phụ việc tại các hộ chăn nuôi rắn lớn tại xã Vĩnh Sơn, anh Ngọc đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăn nuôi rắn, từ việc ghép đôi cho rắn đẻ trứng, ấp nở, tài đàn, chăm sóc, vệ sinh chuồng trại đến chuẩn bị thức ăn cho rắn theo mùa…

Sau khi học nghề, anh Ngọc về quê vay vốn ngân hàng, nhờ sự hỗ trợ của người thân, gia đình xây chuồng nuôi 100 con rắn hổ mang thường. Nhờ lĩnh hội được đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm từ những hộ nuôi rắn lâu năm ở Vĩnh Sơn truyền lại, anh Ngọc không gặp nhiều khó khăn trong quá trình khởi nghiệp của mình. Lứa rắn đầu tiên sinh trưởng và phát triển tốt đã cho gia đình anh thu nhập 20 triệu đồng. Anh tiếp tục đầu tư thêm 250 triệu đồng nữa để xây thêm 2 chuồng rắn với diện tích gần 200m2, nâng tổng số rắn nuôi lên hơn 300 con. Để giữ môi trường cho rắn phát triển khoẻ mạnh, đồng thời, bảo đảm an toàn trong quá trình nuôi, anh chú trọng xây dựng chuồng thoáng mát, mái che chắc chắn, chia chuồng theo từng lứa tuổi rắn đẻ, rắn giống và rắn thương phẩm, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Theo anh Ngọc, mỗi năm, rắn chỉ ăn trong 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch, còn lại rắn ngủ đông nên việc chăm sóc không quá vất vả. Thức ăn của rắn chủ yếu là cóc, nhái, chuột, gà con… Nuôi gà, lợn phụ thuộc nhiều vào thị trường, khi chưa bán được vẫn phải lo tiền mua thức ăn chăn nuôi nhưng nuôi rắn thuận lợi hơn do 6 tháng rắn ngủ đông nên không lo tốn thức ăn lại có thị trường ổn định, ít rủi ro, dịch bệnh hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, trung bình mỗi lứa với khoảng gần 400 con rắn, gia đình anh Ngọc thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm.

Chia sẻ về nghề nuôi rắn và quyết tâm đưa kinh tế gia đình vươn lên, anh Ngọc cho biết: “Đối với tôi, việc học nghề nhanh một phần do quyết tâm muốn đổi đời, một phần do từ nhỏ tôi đã yêu thích, hứng thú tìm hiểu cuộc sống và vẻ đẹp riêng của các loài bò sát, trong đó có rắn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là là sự đồng cam cộng khổ của cả hai vợ chồng. Vợ tôi luôn động viên những lúc tôi khó khăn, vất vả; không quản ngại nắng mưa ròng rã hàng tháng trời đi cùng phụ giúp trong quá trình tôi đi học nghề; chịu khó học hỏi để cùng tôi chăm sóc đàn rắn. Chính bởi những điều đó nên dù có vất vả trong quá trình học nghề nhưng tôi vẫn rất vui. Mọi mệt mỏi đều tan biến và trở thành động lực để tôi càng cố gắng hơn đưa kinh tế gia đình phát triển, có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy các con học hành đầy đủ như bây giờ”.

Nhờ sự đồng thuận, gia đình anh Nguyễn Văn Ngọc, chị Đặng Thị Xoa không chỉ trở thành điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương mà còn nhiều nhăm đạt danh hiệu gia đình văn hoá, được địa phương tuyên dương, khen thưởng.

Phương Loan/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay16,076
  • Tháng hiện tại329,766
  • Tổng lượt truy cập90,393,159
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây