Học tập đạo đức HCM

1001 cách làm ăn: Trồng cam lãi lớn

Thứ năm - 06/03/2014 23:16
Tết vừa qua mới thấy, cam lên ngôi! Rất nhiều gia đình trồng cam đã có được một mùa cam bội thu. Ở Cao Phong (Hòa Bình), người trồng cam thu trên 1 tỷ đồng là chuyện bình thường.
Công việc của họ đâu có phải “đao to, búa lớn” gì. Họ chỉ cần mẫn cuốc nương, trồng cam và chăm chỉ theo dõi, chăm sóc. Rồi tới mùa cam, bản thân họ cũng không tưởng tượng nổi, vì sao cam lại cho thu hoạch cao đến thế…

Xưa nay, cam vừa là loại quả được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngày xưa, càm sành của Hà Giang là loại được xếp hàng đầu. Tuy vỏ quả sần sùi, không đẹp mã nhưng ruột bên trong vàng rực và ngọt lừ. Cứ tới tết là người ta đổ xô lên Hà Giang để mua cam.

Nhưng hiện nay, giống cam đã được thay đổi nhiều. Chất lượng cam cao hơn hẳn các giống cũ. Chính cam ở Cao Phong có nguồn gốc từ cam Vinh (khi chín, vỏ quả vẫn xanh), nhưng người ta đã tích cực bình tuyển, chọn lọc để tới nay, cam Cao Phong đã có được chất lượng rất tốt, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

Người trồng cam ở Cao Phong (Hòa Bình) đã có một vụ thắng lớn.
Người trồng cam ở Cao Phong (Hòa Bình) đã có một vụ thắng lớn.

Cam là cây dễ trồng, hầu như ở đâu cũng thấy bà con trồng cam. Tuy nhiên, với những nơi đất xấu thì chúng ta tốn nhiều công hơn để chăm sóc. Tốt nhất, ta nên chọn nơi đất giàu mùn, tơi xốp, giữ ẩm tốt nhưng thoáng khí và không bị ứ nước. Rễ cam ăn sâu nên tầng canh tác cần dày. Tránh trồng cam vào những vùng đất sét nặng. Cam sẽ phát triển kém, quả khô, giữ nước ít, chín muộn và ăn bị chua.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, khi trồng cam, bà con thường đào mương, lấy đất lên liếp để xả phèn và tôn luống lên cao. Liếp phải rộng 6-8m, có hình mai rùa. Mương thoát phải thông thoáng. Ta nên bón thêm vôi vì cam ưa đất trung tính (pH 6-7).

Ở trung du, miền múi phía Bắc thì nên chọn những vùng có tầng canh tác dày, đất giữ được nước hoặc có khả năng chủ động tưới nước. Đất phù sa dọc các sông, suối, rất thích hợp với việc trồng cam nhưng phải lưu ý tránh bị úng nước, mực nước ngầm phải sâu ít nhất là 1,5m. Ở Hưng Yên, hiện nay có những vùng trồng cam rất tốt nhưng hệ thống mương thoát nước phải thông thoáng.

Cam có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên nó có thể trồng được ở những vùng có nhiệt độ trên 12-39 độ C… Nhưng, cam thích hợp nhất là điều kiện nhiệt độ từ 23-29 độ C. Khi cam chín, gặp điều kiện nhiệt độ xuống thấp thì cam sẽ có màu sắc đẹp hơn và độ ngọt cũng cao hơn. Vì vậy vào tết, cam ở phía Bắc ngon hơn cam ở phía Nam.

Người ta cho biết, cam không phải là cây ưa ánh sáng mạnh, tức là ánh sáng trực xạ. Những vùng nhiều nắng như Ninh Thuận, Bình Thuận đều không thích ứng với trồng cam. Bà con ta có kinh nghiệm trồng xen cam với một số loại cây khác thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Gần đây, sáng kiến trồng xen ổi với cam được các nơi áp dụng. Rầy chổng cánh gây bệnh Greening ở cây cam lại rất sợ mùi của cây ổi. Vì vậy, trồng ổi xen với cam, lũ rầy chổng cánh sẽ tự tìm đi chỗ khác. Như vậy, vừa đuổi được sâu bệnh, vừa có thêm thu nhập từ ổi mà cây cam lại được che bớt tán để phát triển tốt hơn.

Cam là cây trồng cho ta hiệu quả kinh tế cao. Tôi vẫn ao ước, các giống cam không hạt của thế giới sẽ sớm có mặt ở Việt Nam để nông dân ta sẽ biến chúng thành một… kho vàng!
Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập422
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm421
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,454
  • Tổng lượt truy cập92,031,183
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây