Học tập đạo đức HCM

Hanvet sản xuất được vắc-xin tai xanh: Tín hiệu vui

Chủ nhật - 03/01/2016 23:24
Trước đây, cả 3 loại vắc-xin cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh (PRRS) đều phải nhập khẩu. Nay Việt Nam lần đầu tiên tự sản xuất được vắc-xin tai xanh, mở ra ngưỡng cửa mới cho ngành thú y, không chỉ giúp giảm nhập khẩu loại vắc-xin này mà còn hướng tới xuất khẩu.

 

Việc Hanvet sản xuất thành công vắc-xin tai xanh giúp nông dân tiếp cận được nguồn vắc-xin giá rẻ, chất lượng tốt.

GS.TS.Đậu Ngọc Hào, Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam, cho biết, mỗi năm chúng ta chi hàng nghìn tỷ đồng để nhập khẩu vắc -xin, thế nhưng hiệu quả phòng chống dịch bệnh không cao. Từ khi dịch cúm gia cầm (năm 2003) và dịch tai xanh (năm 2007) xuất hiện đến nay, nhà nước có chính sách đầu tư toàn bộ tiền mua vắc-xin cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng để cấp phát và tiêm phòng không thu tiền cho các hộ nông dân chăn nuôi. Cục Thú y từng đề ra mục tiêu đến năm 2010 thanh toán hoàn toàn các dịch bệnh này. Thế nhưng, đến nay, các dịch bệnh này vẫn thường xuyên xuất hiện.  Trước đây, cả 3 loại vắc-xin cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh chúng ta đều không sản xuất được, phải nhập khẩu 100%. Nhưng nay, lần đầu tiên Việt Nam tự sản xuất được vắc-xin tai xanh, không chỉ giúp giảm nhập khẩu mà còn hướng tới xuất khẩu. 

TS.Nguyễn Văn Long, Cục Thú y, cho hay, từ khi dịch tai xanh xuất hiện đến nay đã khiến 883.800 con heo chết và tiêu hủy. Trong đó, thiệt hại nhiều nhất là năm 2010 với 457.708 con và năm 2008 là 300.800 con. Dịch PRRS thường xuất hiện từ tháng 1 và bùng phát mạnh vào thời điểm sau Tết Nguyên đán, kéo dài đến hết tháng 4 - 5. Nhưng mùa dịch năm nay xuất hiện sớm hơn, ngay từ đầu tháng 10/2015, đã xuất hiện các ổ dịch rải rác. Đến nay, cả nước đã xuất hiện 18 ổ dịch tai xanh tại 10 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố.

Theo PGS.TS.Tô Long Thành, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, trong các dịch bệnh thì tai xanh gây thiệt hại nặng nề nhất cho chăn nuôi. Bởi bệnh này không chỉ gây chết lợn mà còn làm giảm năng suất sinh sản lợn nái, gây chậm lớn với lợn con.

Khảo sát dịch tễ học, PRRS xuất hiện ở các nước châu Á chủ yếu là tuyp 2 – chủng Bắc Mỹ (virus PRRS ở Việt N­am phổ biến là chủng Bắc Mỹ). Vậy nên sử dụng vắc-xin phòng bệnh tai xanh tại Việt Nam cũng phải chọn sản phẩm đồng chủng. Cũng theo báo cáo của PGS. TS Tô Long Thành,  vắc-xin tai xanh dạng vô hoạt (vắc - xin chết) và vắc-xin dưới đơn vị (subunit) không bảo hộ cho lợn chống được bệnh.

Bà Trần Thị Thu Hiền, Giám đốc Nhà máy vắc-xin Hanvet cho biết, vắc-xin nhập khẩu từ các nước khác nhau, tính kháng nguyên cũng khác nhau. Mặt khác, giá của các loại vắc-xin nhập khẩu rất cao. Công ty Hanvet đã tập trung nghiên cứu với mong muốn tạo ra vắc-xin có chất lượng tốt, giá thành hạ. “Trong đợt dịch tai xanh năm 2010, chúng tôi đã thu thập mẫu bệnh phẩm từ các ổ dịch tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội. Phân lập và chọn lọc, đã lựa chọn được chủng virus phân lập từ ổ dịch xã Chí Đạo (Văn Lâm - Hưng Yên). Suốt 6 năm qua, công ty đã tiến hành quá trình giảm độc lực của giống virus, tạo được chủng virus PRRS nhược độc dùng làm vắc- xin. Chủng virus Hanvet1.VN đã được làm nhược độc bằng cấy chuyển liên tục trên môi trường tế bào  Marc -145. Cứ cách 10 đời thì tiến hành chuẩn độ hiệu giá virus một lần, đến khi cấy truyền 60- 80 đời thì chúng đã trở nên nhược độc hoàn toàn, không còn khả năng gây bệnh cho lợn, mới đưa vào sản xuất vắc-xin. Vắc-xin được sản xuất bằng công nghệ sử dụng Macrocarrier trên hệ thống Tidecell - đây là công nghệ nuôi cấy tế bào sản xuất vắc-xin tiên tiến nhất thế giới hiện nay, chỉ với diện tích nhà xưởng nhỏ gọn hoàn toàn có thể sản xuất lượng vắc- xin lớn, chủ động trong phòng dịch, dập dịch và giảm giá thành sản xuất. Vắc-xin taixanh Hanvet1.VN đã qua các bước đánh giá theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và PTNT: kiểm nghiệm quốc gia vào năm 2013, khảo nghiệm quốc gia vào năm 2014, đến năm 2015 chính thức được cấp phép sản xuất và lưu thông trên thị trường.

Báo cáo của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương 1 cho thấy, vắc-xin tai xanh do Hanvet sản xuất an toàn khi tiêm cho lợn, đáp ứng miễn dịch tốt. Sau tiêm 28 ngày, lợn có hàm lượng  kháng thể trong máu cao, khi thử thách bằng virus tai xanh cường độc thì lợn không bị mắc bệnh.

Ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ninh, cho  hay, Quảng Ninh là tỉnh biên giới, dễ bị lây nhiễm các chủng virus tai xanh độc lực cao từ phía Trung Quốc. Năm 2015, tỉnh đã mua 185.019 liều vắc-xin tai xanh từ kinh phí do ngân sách tỉnh hỗ trợ. Trong đó, mua của Công ty Hanvet 48.350 liều vắc-xin nhược độc đông khô Hanvet1.VN.  So với số vắc-xin tỉnh đã mua thì lượng vắc-xin của Hanvet chưa nhiều, do sản phẩm của công ty đưa ra khá muộn, vào nửa cuối năm 2015, trong khi Quảng Ninh đã ký hợp đồng từ đầu năm với một số công ty khác để mua vắc -xin nhập từ Trung Quốc. Đến nay, đã tổ chức tiêm phòng Hanvet1.VN cho lợn tại 91 xã phường, thị trấn. Qua theo dõi không thấy xuất hiện ổ dịch tai xanh tại các địa bàn đã tiêm vắc- xin Hanvet1.VN.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, dịch heo tai xanh đã xuất hiện trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên từ ngày 7/10/2015, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Ngày 12/10/2015, Chi cục Thú y tỉnh đã nhập 15.000 liều vắc-xin Hanvet1.VN và tiêm cho hơn 12.000 con lợn. Các ổ dịch đã nhanh chóng được dập tắt hoàn toàn. Ngày 11/11, tức là 28 ngày sau tiêm vắc-xin tai xanh, các cơ quan chức năng tiến hành lấy các mẫu huyết thanh trên đàn lợn đã tiêm phòng để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương thấy 100% số mẫu đều đạt kháng thể hiệu giá bảo hộ rất cao. Vắc-xin sống nhược độc đông khô chủng Hanvet1.VN đã góp phần tích cực ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh tai xanh và rút ngắn được thời gian chống dịch cho Hà Tĩnh.

TS.Nguyễn Hữu Vũ, Tổng giám đốc Hanvet, chia sẻ: Với giá bán rẻ hơn rất nhiều so với nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc, năm 2015, Hanvet không chỉ cung cấp vắc-xin tai xanh cho các địa phương mà nhiều công ty chăn nuôi, trang trại đã mua vắc-xin tai xanh Hanvet, với tổng số 785.340 liều. Năm 2016, Hanvet sẽ đáp ứng nhu cầu đặt hàng của Cục Thú y, các chi cục thú y về loại vắc-xin này. Đồng thời công ty cũng đặt ra mục tiêu sẽ xuất khẩu vắc-xin tai xanh, chủ yếu phục vụ thị trường Đông Nam Á.

Theo Chu Khôi/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập445
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,394
  • Tổng lượt truy cập92,043,123
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây