Học tập đạo đức HCM

Những mô hình canh tác không lo âu: 'Tôi đã hiểu vì sao mọi người mê lúa lai Arize'

Thứ tư - 06/01/2016 02:34
Tôi đã nghe danh từ “lúa lai” vài năm trở lại đây và không hiểu vì sao nó lại được bà con các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhận định là giống lúa tốt nhất trên vùng tôm - lúa.
Những mô hình canh tác không lo âu: Tôi đã hiểu vì sao mọi người mê lúa lai Arize
SX lúa lai Ariza BTE1, mô hình "không lo âu" ở vựa lúa ĐBSCL

Nhân chuyến công tác cuối năm, tôi có dịp ghé đến Cà Mau và qua lời giới thiệu của anh bạn đi chung tôi đến tới huyện Thới Bình, nơi có diện tích lúa - tôm lớn nhất.

Men theo con đường xuyên Á vừa mới hoàn tất chúng tôi đến với Thới Bình, tiếp đoàn là chú Trần Văn Khương, một lão nông tri điền đã dành trọn cuộc đời cho đồng lúa con tôm. Rít điếu thuốc một hơi dài, chú bảo rằng năm nay thời tiết nắng hạn nhiều nên các cánh đồng lúa ở đây hầu như èo uột. Nhiều người còn mua giống sạ lại 2-3 lần vì nắng quá độ mặn tăng cao nên lúa chết rất nhiều...

Nhưng “cũng may là là tui xài giống của Bayer nên an tâm lắm”, chú bảo thế. Nhanh miệng tôi hỏi: “Phải giống lúa lai không chú?”. Chú Khương bảo đúng và dẫn chúng tôi ra trực tiếp tham quan cánh đồng lúa sau nhà.

Theo chú thì giống lúa lai này có tên gọi là Arize BTE1 của Cty Bayer sản xuất. Chú tiếp lời: Lúa này chất lượng giống tốt lắm mấy chú ơi, mà lượng giống sử dụng lại cực kỳ thấp, tui sạ có 3 kg trên 1 công.

Đặc biệt là năng suất lại rất cao. Đập vào mắt tôi là ruộng lúa phát triển rất tốt, xanh mướt từ gốc đến ngọn mặc kệ xung quanh là các giống lúa địa phương đang èo uột, khô héo vì khô hạn, mặn cao. Ngọn lúa lai Arize BTE1 vẫn tự tin vươn lên giữa bầu trời đầy nắng hạn và gió. Nhổ một bụi lúa cho chúng tôi xem, chú Khương bảo, rễ lúa Arize BTE1 bám rất sâu giúp cải tạo đất tốt và đẻ nhánh rất mạnh.

Năm đầu tiên khi Cty Bayer mới triển khai giống lúa này gia đình chú cũng mua sử dụng thử. Lúc đó chú sạ 4 kg/công. Những tưởng không có lúa để ăn vì lượng giống sử dụng quá thấp nhưng khi lúa đẻ nhánh thì chẳng mấy chốc là xanh hết ruộng, chú còn phải nhổ bớt vì quá dày.


10-36-04_imge1

Chú còn dí dỏm nói: “Lúa này mà đẻ nhánh, mấy đứa thả vịt vào một chút coi chừng nó bị lúa đẻ nhanh kẹt lại trong ruộng luôn đó. Ghê hông!”

Năm nay rút kinh nghiệm chú chỉ sử dụng 3 kg/công thôi. Tiếp theo câu chuyện từ chú Khương chúng tôi được biết lúa lai Arize BTE1 của Cty Bayer rất thích hợp trên cánh đồng lúa - tôm, trung bình mỗi công ruộng gia đình của chú thu được 40-45 giạ lúa (cao hơn rất nhiều với các giống lúa địa phương).

Hơn thế, lúa lai Arize chịu được độ mặn rất cao lại đẻ nhánh khoẻ và ít bệnh nên nông dân huyện Thới Bình rất thích. Về phân bón thì như các giống lúa khác, chỉ cần bổ sung kali vào giai đoạn cuối cho cây lúa cứng cáp là được rồi.


Tôi đang lụi hụi ghi chép, chú Khương khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng năm nay sạ có 3 kí tui chắc ăn được 50 giạ/công, với vẻ đầy tự tin.

“Tổng lợi nhuận thu được cuối vụ là 25 triệu đồng/ha sau khi trừ hết tất các chi phí ban đầu, nhờ vậy mà gia đình tui có thêm đồng dư chứ trồng mấy lúa khác đâu được vậy”, chú Khương cho hay. Chia tay với gia đình chú Trần Văn Khương, chúng tôi đến xã Trí Phải.

Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông huyện, chúng tôi đến với gia đình chị Nguyễn Thị Thắm. Chị Thắm là một cán bộ của xã nghèo Trí Phải, nhờ có các buổi tập huấn giới thiệu các giống lúa tốt mà chị dần tiếp cận với lúa lai Arize BTE1 của Cty Bayer.

Chị cho biết nếu so với các giống lúa khác thì lúa lai ăn đứt về mặt năng suất và hiệu quả kinh tế. Chị cấy 4 công ruộng của mình chỉ với 10 kg lúa giống mà năng suất hằng năm trung bình 45 giạ/công.

Chị cho hay, việc trồng lúa lai Arize BTE1 rất dễ, lúa hầu như ít sâu bệnh, lượng giống thấp mà năng suất lại cao. Đặc biệt khi canh tác lúa lai thì con tôm trong vuông của chị cũng rất tốt vì sau khi thu hoạch lúa lai Arzie để lại nguồn sinh khối rất lớn cho tôm.

Sau vụ mùa tiền lúa và tiền tôm chị cộng lại cũng đủ trang trải cho gia đình và có dư để chăm sóc cho đứa cháu nội mới ra đời. Đấy chỉ là hai trong số nhiều hộ nông dân ở Thới Bình tin tưởng và sử dụng giống lúa lai Arize BTE1 của Cty Bayer.

Hầu như điểm chung của các nông dân vùng lúa - tôm Thới Bình hiện nay không ai không biết đến danh từ “lúa lai” và lúa lai Arize BTE1 hầu như đã giải quyết được các nhu cầu về năng suất, lợi nhuận của họ. 

Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập553
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm552
  • Hôm nay75,103
  • Tháng hiện tại811,213
  • Tổng lượt truy cập93,188,877
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây