Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang được mở rộng ở nhiều địa phương (Ảnh: Trung Hiền)
Nông nghiệp hữu cơ không chỉ có lợi với người tiêu dùng mà còn đảm bảo sức khỏe trực tiếp cho nông dân sản xuất, nhờ không sử dụng và loại trừ vật tư đầu vào hóa chất, không dùng thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc diệt cỏ hóa học, nông nghiệp biến đổi gene…
Theo ông Mịch, nông nghiệp nghiệp hữu cơ là một trong những lĩnh vực kinh doanh phát triển nhanh trên thế giới, với tốc độ tăng hai con số hằng năm về diện tích canh tác, giá trị sản phẩm và số lượng nông dân tham gia.
Nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế, nhất là những quốc gia có nền nông nghiệp hữu cơ phát triển như: ÚC, Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Thủy Điển, Đan Mạch…mà còn giúp đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, góp phần giảm biển đổi khí hậu.
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ cho biết, tại Việt Nam, Chính phủ vừa ban hành nghị định Nông nghiệp hữu cơ và có hiệu lực 15/10 tới.
Cả nước đã có 33 tỉnh thành triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ với diện tích đất canh tác năm 2016 là 77.000 ha (tăng 3,6 lần so với năm 2010).
Nhiều mô hình sản xuất hữu cơ có hiệu quả, như: Trang trại rau củ Organic Đà Lạt; nhà máy chế biến dầu dừa Phú Hưng ở Bến Tre; nhà máy chè Cao Bồ ở Vị Xuyên- Hà Giang; nhà máy đường TT ở Tân Châu- Tây Ninh; nông trại Viễn Phú sản xuất gạo Hoa sữa và sản phẩm handmade ở Cà Mau..
Tác giả bài viết: NAM KHÁNH
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã