Học tập đạo đức HCM

Trồng theo hướng hữu cơ, gạo sạch Phong Thử được ưa chuộng

Thứ tư - 26/09/2018 03:14
Tháng 1.2017 Công ty cổ phần Giống nông nghiệp Điện Bàn (Công ty Điện Bàn) được thành lập và tiên phong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Bước đầu định hướng ấy đã đem lại hiệu quả thiết thực, công ty xây dựng được thương hiệu gạo sạch Phong Thử và đang được nhiều người tin dùng...

Thành công bước đầu

Ông Nguyễn Phước Thiện – Giám đốc Công ty Điện Bàn cho biết, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN) thị xã Điện Bàn, nhằm từng bước thực hiện chương trình sản xuất NN theo hướng hữu cơ, ngay từ khi thành lập, công ty đã phối hợp  Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm thị xã Điện Bàn tổ chức sản xuất thí điểm 3ha lúa theo hướng hữu cơ tại thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ. Mặc dù kết quả thu được cho thấy lúa sản xuất hữu cơ tuy năng suất không cao bằng sản xuất lúa thường, nhưng chất lượng tốt, giá bán cao hơn lúa thường nên nông dân rất phấn khởi.

Từ kết quả bước đầu đạt được, công ty tiếp tục đầu tư mở rộng và liên kết với HTX và bà con nông dân gieo cấy trên tổng diện tích 100ha, trong đó có 20ha lúa hữu cơ, 30ha lúa giống và 50ha lúa thường. “Điều quan trọng sản xuất lúa hữu cơ là không sử dụng thuốc trừ cỏ; sử dụng phân hữu cơ của nhà máy phân Quế Lâm. Ngoài phân hữu cơ, các hộ nông dân còn bón bánh dầu, phân chuồng hoai mục, phân gà, phân cút...

 trong theo huong huu co, gao sach phong thu duoc ua chuong hinh anh 1

Lúa hữu cơ xứ Quảng và gạo sạch Phong Thử ngày càng khẳng định được thương hiệu.    Ảnh: T.H

Để chế biến và tiêu thụ lượng lúa hữu cơ sản xuất ra, công ty đã hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân Hòa Thắng - đơn vị có nhà máy xay xát gạo đạt tiêu chuẩn HACCP để xay xát gạo và đóng gói (5kg/bao) theo quy trình hút chân không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, thời gian bảo quản và các dưỡng chất của gạo. Hiện sản phẩm gạo hữu cơ của công ty bước đầu đã được người tiêu dùng chấp nhận. “Dù con non trẻ, nhưng năm đầu tiên công ty đã thu mua, chế biến, tiêu thụ hơn 200 tấn lúa các loại. Doanh thu năm 2017 đạt 1,5 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1,9 tỷ đồng…” – ông Thiện chia sẻ.

Thu nhập tăng thêm từ 30-35%

Theo ông Thiện, sự khác biệt lớn nhất của lúa hữu cơ là phát triển đồng đều trên ruộng; lá luôn luôn giữ màu xanh. “Đồng ruộng từ trước tới giờ chưa sử dụng một loại thuốc nào mà lá lúa vẫn xanh tốt” - ông Thiện giải thích.

Bà Nguyễn Thị Phong trú ở xã Điện Thọ cho biết: “Trước đây tôi cũng làm 6 sào ruộng, theo phương thức truyền thống, bón phân, phun thuốc... Từ hồi công ty nhận ruộng và liên kết, hướng dẫn để làm lúa hữu cơ, tôi thấy rất hiệu quả. Lúa cứng cây, chắc hạt dù không bón chút phân hóa học nào hết, chỉ bón bằng phân hữu cơ. Ruộng cũng không phải dùng thuốc trừ sâu. Tôi và gia đình cũng yên tâm hơn khi sản xuất theo hướng hữu cơ và sử dụng lúa gạo do mình làm ra”.

"Với phương châm “Vì sự an toàn của người tiêu dùng”, tôi muốn làm ra lúa gạo hữu cơ để cho người tiêu dùng sử dụng mà không lo sợ việc tồn dư hóa chất, tồn dư các loại thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng sức khỏe”.

Ông Nguyễn Phước Thiện

Còn anh Nguyễn Văn Kiệt (trú thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ) nói: “Vụ hè thu năm nay, gia đình tôi làm 10ha ở cánh đồng Đông Hòa. Nhà tôi sản xuất lúa giống cho các công ty giống như: Công ty Điện Bàn, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. Nhờ làm theo hướng lúa sạch, lúa hữu cơ mà năm nay năng suất lúa tại cánh đồng này nói chung và của gia đình tôi nói riêng được mùa, năng suất khá cao, đạt 70 tạ/ha, có diện tích đạt trên 80 tạ/ha...”.

Tham gia mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ, nông dân còn được hưởng lợi lớn khi số tiền thực thu cao hơn 20-30%, nhờ công ty thu mua lúa tươi với giá bằng lúa khô. Tính chung, thu nhập của các hộ tăng thêm từ 30-35% so với sản xuất lúa truyền thống.

Tác giả bài viết: Trần Hậu

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: công ty

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay34,841
  • Tháng hiện tại213,408
  • Tổng lượt truy cập90,276,801
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây